Ấn tượng về tính cách nhân vật A Phủ. Bút pháp của nhà văn khi miêu tả Mị và nhân vật A Phủ.

Ấn tượng về tính cách nhân vật A Phủ. Bút pháp của nhà văn khi miêu tả Mị và nhân vật A Phủ.

Hướng dẫn

Qua số phận nhân vật Mị và A Phủ, hãy phát biểu ý kiến về giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

Gợi ý:

a) Nêu tóm tắt số phận Mị và A Phủ

b) Giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện trên các khía cạnh:

– Sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với những cảnh ngộ của người dân miền núi cao Tây Bắc.

– Phát hiện sức sống tiềm tàng, khát vọng tự do và hạnh phúc trong những con người nô lệ như Mị.

– Ca ngợi tình cảm đồng loại, tình cảm giai cấp trong những con người bị áp bức.

– Giúp nhân vật tìm đường đến với cách mạng và kháng chiến.

Ấn tượng về tính cách nhân vật A Phủ. Bút pháp của nhà văn khi miêu tả Mị và nhân vật A Phủ.

Gợi ý:

a) Tính cách nhân vật A Phủ qua các tình huống:

– A Phủ xuất hiện trong cuộc đối đầu với A Sử: “Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. Con quay gỗ ngát lang vào giữa mặt. Nó vừa kịp bung tay lên. A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp”.

Hàng loạt các động từ chỉ hành động nhanh, mạnh, dồn dập thể hiện một tính cách mạnh mẽ, gan góc, một khát vọng tự do được bộc lộ quyết liệt.

Xem thêm:  Phân tích bài Một thời đại trong thi ca trích Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh

Cuộc sống khổ cực (nhà nghèo, cha mẹ chết trong trận dịch đậu mùa) đã hun đúc A Phủ tính cách ham chuộng tự do, một sức sống mãnh liệt, một tài năng lao động đáng quý: “biết đúc lưỡi cày, đục cuốc, cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”. A Phủ là đứa con của núi rừng, tự do, hồn nhiên, chất phác.

– Cuộc xử kiện diễn ra trong khói thuốc phiện mù mịt tuôn ra các lỗ cửa sổ như khói bếp. “Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong lần lượt đánh, kể, chửi, lại hút. Cứ thế từ trưa đến hết đêm”. Còn A Phủ gan góc quỳ chịu đòn chỉ im như tưọng đá.

Hủ tục và pháp luật trong tay bọn chúa đất nên kết quả: A Phủ trở thành con ở trừ nợ đời đời kiếp kiếp cho nhà thống lí Pá Tra.

Cảnh xử kiện quái đản, lạ lùng và cảnh A Phủ bị đánh, bị trói vừa tố cáo sự tàn bạo của bọn chúa đất vừa nói lên tình cảnh khốn khổ của người dân.

b) Bút pháp của Tô Hoài khi miêu tả nhân vật Mị có những nét khác với khi miêu tả nhân vật A Phủ. Tác giả dành cho Mị những trang văn buồn thương, đau xót; còn với A Phủ, tác giả dùng những lời văn mạnh mẽ, rắn rỏi (bên nhừng câu buồn thương, đau xót xuốnu nhân vật Mị).

Những nét độc đáo về việc quan sát và miêu tả nếp sinh hoạt, phong tục tập quán của người dân miền núi. Nhận xét về nghệ thuật miêu ta thiên nhiên, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ tác phẩm (Vợ chồng A Phủ).

Xem thêm:  Hình tượng nhân vật bá Kiến được miêu tả như thế nào trong truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao?

Gợi ý:

– Nghệ thuật miêu tả phong tục tập quán của Tô Hoài rất đặc sắc với những nét riêng (cảnh xử kiện, không khí lễ hội mùa xuân, những trò chơi dân gian, tục cướp vợ, cảnh cắt máu ăn thề…).

– Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên miền núi với nhũng chi tiết, hình ảnh thấm đượm chất thơ.

– Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn.

– Ngôn ngữ tinh tế mang đậm màu sắc miền núi.

Nguồn Vietvanhoctro.com

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 3: Em hãy miêu tả một vườn rau.
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status