Cảm nghĩ bài ca dao Ba đồng một mớ trầu cay Sao anh không hỏi những ngày còn không

Cảm nghĩ bài ca dao Ba đồng một mớ trầu cay Sao anh không hỏi những ngày còn không

Hướng dẫn

Ba đồng một mớ trầu cay

Sao anh không hỏi những ngày còn không”.

“Miếng trầu” là cách nói hoán dụ lấy một bộ phận chỉ toàn thể, một cuộc lễ hỏi có ý nhắn nhủ, với thái độ nhún nhường nhằm trách nhẹ chàng trai. Với em thì dễ dàng thôi mà, sao chàng không sớm mạnh bạo tỏ lời ý ấy trong cảnh này làm dịu đi nỗi lòng đang cháy lên bao nhớ tiếc của chàng trai. Duyên dáng và nhân hậu biết nhường nào.

Nhân hậu ngay trong một nghịch cảnh đã không thể khác, không thể lấy lại được rồi: Cô gái đã ngầm ý để rồi truyền báo một sự thật:

“Bây giờ em đã có chồng”

Về mặt lý, đến đấy đã có thể dừng lời. Vì trong cuộc gặp gỡ muộn mằn này, nỗi lòng phía chàng và cảnh ngộ hiện tại phía em dã trình bày tròn ý, cạn lời, đột ngột ở đây có làm cháy thêm nỗi tiếc thương, day dứt của chàng trong khung cảnh rạo rực bồi hồi? Bởi thế cần phải tiếp lời mới mong giãi bày hết lòng mình.

“Như chim vào lồng như cá cắn câu

Cá Cắn câu biết đâu mà gỡ

Chim vào lồng biết thuở nào ra”

Hình ảnh so sánh có ý nghĩa ẩn dụ “chim vào lồng, cá cắn câu” đã cụ thể hóa hoàn cảnh thực tại của cô gái. Nhưng không phải là lời than thở, ngậm ngùi đầy vơi nước mắt. Cùng với lối điệp câu, những hình ảnh ấy chỉ khẳng định một tình thế không thể đổi khác và cũng có ý khéo léo chối từ.

Vả chăng, cô gái còn có ý này. Cô gái dường như chủ động khi nói về hạnh phúc của mình. Hình ảnh “chim lồng”, “cá chậu” không có ý nghĩa về sự tù túng bế tắc mà chỉ có ý nghĩa về tương ứng hoặc về một sự ổn định – Chim dã có nơi chốn có chủ, cá đã cắn mồi – đã có người câu, như phận em nay gái đã có chồng!

Xem thêm:  Tả lại một cảnh đẹp núi rừng quê em

Nguồn Vietvanhoctro.com

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status