Cảm nhận của anh (chị) về chất thép và chất tình trong, ba bài thơ đã học của Bác

Đề bài: Cảm nhận của anh (chị) về chất thép và chất tình trong, ba bài thơ đã học của Bác: Chiều tối, Giải đi sớm, Mới ra tù, tập leo núi. Từ chất thép, chất tình đó, anh (chị) hiểu được gì về con người Bác và phong cách thơ Hồ Chí Minh.

Thơ Bác chính là con người Bác. Con người Bác đẹp thì thơ Bác cũng đẹp đó là cái đẹp của thép và tình, của sự hòa quyện, giữa tình và thép như con người Bác. Dù thơ Bác viết ở đâu, trong cuộc kháng chiến cứu nước hay trong nhà tù của đế quốc, thì vẫn là chất thép và chất tình ngời sáng ấy. Điều đó đã được thể hiện rõ nét trong ba bài thơ Chiều tối, Giải đi sớm, Mới ra tù, tập leo núi.

“Nhật kí trong tù” được Hồ Chí Minh sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt, nhà thơ là một chiến sĩ cộng sản bị quân thù giam hãm trong chốn ngục tù khổ sai. Là cảnh bị đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần. Tuy vậy, Bác vẫn có thể phóng thoáng ngòi bút của mình để viết được những vần thơ thật tuyệt diệu, đạt tới đỉnh cao nghệ thuật. Chất thép trong tập thơ được thể hiện rất rất đa dạng, phong phú, khi thì trực tiếp, khi thì gián tiếp, thậm chí có những bài thơ không hề nói đến chuyện chiến đấu, nói chuyện cách mạng nhưng vẫn toát lên tinh thần thép lạ kì.

Chất thép cũng được thể hiện trực tiếp qua những bài thơ nói lên tinh thần, ý chí, nghị lực phi thường của người chiến sĩ cộng sản trong chốn ngục tù. Từ những bài thơ ấy, người đọc hiểu được tấm lòng yêu nước thiết tha và ý chí, nghị lực vượt lên trên những hoàn cảnh thử thách khắc nghiệt nơi chốn lao tù của người chiến sĩ. (Bài thơ Bốn tháng rồi đã ghi lại một cách chân thực cuộc sống đầy khó khăn thiếu thốn và nghị lực phi thường của Bác.

Chất thép trong thơ Bác còn được thể hiện gián tiếp qua những cảm xúc trữ tình trước cảnh đẹp thiên nhiên.Ở những bài thơ này, cái tôi trữ tình của nhà thơ thể hiện với tư cách là một người nghệ sĩ. Đọc những bài thơ ấy, tuy không tiếp xúc với hiện thực cách mạng nhưng ta vẫn thấy rõ được tinh thần, và chí và nghị lưc phi thường của người chiến sĩ cộng sản (tiêu biểu nhất là các bài thơ: Cảnh chiều hôm, Giải đi sớm, Ngắm trăng… )

Có thể nói, chất thép trong Nhật kí trong tù chính là chất thép trong tinh thần, tình cảm của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh được thể hiện qua những vần thơ. Kết hợp với cảm xúc trữ tình, chất thép có sức rung động trước trái tim người dọc rất mạnh mẽ.

Tâm hồn lớn trước thiên nhiên đó, trước hết phải là người yêu thiên nhiên say đắm, giao hòa cùng thiên nhiên cảnh vật như đối với những người tri âm, tri kỉ. Và tiếp sau nữa là phải nhìn thiên nhiên bằng con mắt lạc quan, yêu đời, bằng một tấm lòng thương yêu, trân trọng.

Những điều này Bác đều có, và lại có ở mức độ cao và đẹp đẽ khiến cho khi tiếp xúc với thiên nhiên trong thơ Bác, chúng ta thường ngạc nhiên và khâm phục trước cái ánh sáng kì diệu của tâm hồn lớn ấy.

Chất thép trng thơ Bác được thể hiện rõ, cụ thể qua ba bài thơ “Mộ”, ‘Tảo giải”, “Tân xuất ngục, học đăng sơn’.

Xem thêm:  [Văn mẫu học sinh giỏi] Phân tích hình tượng con sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Ở trong tác phẩm “Chiều tối. Cần phải khẳng định chất thép trong thơ là một hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ. Nó là tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ Cộng sản; là lòng yêu nước già dặn, mãnh liệt, sôi nổi của một con người; thậm chí nó còn là thái độ und gung tự tại của một tù nhân ở ngay trong tù ngục. Vì vậy, khi bộc lộ trong thơ, nó không thể là tiếng nói trần trụi của một ý chí. Nó phải chuyển hóa linh hoạt thành hình tượng thơ, thành tình cảm thơ vì thơ là sự kết hợp hài hòa giữa tình cảm, hình ảnh và lý trí. Nếu tình cảm là gốc rễ, lý trí là thân cành thì hình ảnh sẽ là hoa trái. Như vậy, đi tìm thép trong tập”Nhật kí trong tù”, nhất là trong bài thơ “Mộ” nói riêng, ta không thể đi tìm thứ thép lộ thiên mà phải tìm nó trong hình tượng thơ, trong tình cảm thơ. Chất thép càng chuyển hoá thành hình tượng, thành tình cảm sâu sắc bao nhiêu thì nó càng cao siêu, cao cường bấy nhiêu. Cao siêu nhất, cao cường nhất chính là ở điểm như Hoài Thanh đã nói: “Không phải có nói chuyện thép, lên giọng thép mới là có tinh thần thép.”

Chất thép trong bài thơ Mộ được thể hiện đầu tiên là ở lòng nhân đạo của người chiến sĩ Cộng sản. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt với 2 câu thơ đầu hiện lên là bức tranh thiên nhiên được Bác vẽ bằng tâm hồn của một thi sĩ lãng mạn thông qua những thi liệu, rất cổ điển. Đó là h/a cánh chim và chòm mây trở đi trở lại nhiều trong thơ cổ trung đại.

Nếu bức tranh thiên nhiên đầy tính ước lệ của thi ca cổ phương Đông khi miêu tả thiên nhiên thường chú ý tới bầu trời, chòm mây (chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, Thu hứng của Đỗ Phủ, Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu). Thật rất giống với những nét của thơ xưa

“Chim hôm thoi thót về rừng” (Truyện Kiều – Nguyễn Du).

Chim kêu về núi tới rồi” (Ca dao).

“Ngàn mây gió cuốn chim bay mỏi”

(Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan).

Bác Hồ dường như cũng chỉ gợi mà không miêu tả cụ thể. Người cốt ghi lại linh hồn của cảnh vật trong một không gian rộng lớn. Người đã tiếp thu một cách tự nhiên của thi ca trung đại.

Trong thi phẩm ‘Giải đi sớm” thì giữa đêm tối mịt mùng trong cảnh tù đày khắc nghiệt, vẫn không thể bỏ qua một “chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn”, để rồi sau đó, hồn thơ như lai láng tràn đầy trước cảnh bình minh rực hồng, thời tiết ấm áp (dẫn chứng). Có thể nói ở “Giải đi sớm” không chỉ tấm lòng mà cả bản lĩnh của người tù cách mạng thể hiện rõ. Cái đêm thu lạnh lẽo hiểm nguy, người vẫn mở lòng ưu ái với thiên nhiên, nhìn thiên nhiên bằng đôi mắt hữu tình tinh tế: “Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn” – “Quần tinh ủng uyền nguyệt thướng thu san”. “Quần” là quây quần gợi cái đông vui, ríu rít. “Ủng” là bao lấy, ôm lấy. Hình ảnh những vì sao được miêu tả đông đúc vui vẻ ôm ấp trăng cùng bay lên “thướng” thật tình tứ thi vị. Và cũng trong đêm hàn thu ấy, người chiến sĩ cách mạng đã thể hiện bản lĩnh bằng thái độ sẵn sàng đón nhận gian khổ, đón nhận nguy hiểm thậm chí thách thức chúng “nghênh diện thu phong trận hàn”. Dường như điệp từ “trận trận” gợi đến lớp lớp đợt gió thu lạnh buốt táp vào thì từ “nghênh” đầy kiêu hãnh thể hiện thái độ sẵn sàng đối mặt với gian nguy. Có thể nói con người ở đây mạnh mẽ, can trường và kỹ vĩ, tự nâng mình lên sánh với thiên nhiên. Không chỉ vậy, trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên Người “ngênh diện” nhưng với sự ấm áp, sáng tươi. Người như đã hòa mình vào ban mai tươi sáng “Người đi thi hứng bỗng thêm nồng”. Vậy là bỗng chốc một tù nhân vụt hóa thành thi nhân. Khổ đau chỉ là cảm hứng để Bác tỏ lòng can trường. Ánh sáng ban mai để Bác ấm lòng lạc quan tin tưởng.

Trong thi phẩm “Mới ra tù, tập leo núi” thì bức tranh sơn thủy hữu tình đẹp như trong tranh thủy mạc là bằng chứng của một tình yêu thiên nhiên sâu sắc và đắm say chất ngất. Những câu thơi mang đạm tính họa như vẽ ra một bức tranh thiên nhiên vậy, việc thấy núi trước (theo bản dịch) thì nhà thơ hẳn phải đứng ở dưới thấp bên chân núi. Nhưng theo nguyên tác thấy mây trước thì nhà thơ ắt phải đứng ở trên cao tại một đỉnh núi xung quanh chỉ toàn là mây, nhìn lên lại thấy núi và một lớp mây nữa đang quấn quýt nhau trên đỉnh ngọn. Và từ vị trí ấy, nhà thơ nhìn xuống nên mới có thể bao quát được cả một dòng sông chảy ngang chân núi như một tấm gương phẳng và sáng không chút bụi vì phản chiếu ánh sáng bầu trời. Nếu đứng dưới thấp thì nhà thơ không thể nhìn thấy được như vậy.

Ở hai câu đầu này của thi phẩm, giữa cảnh mênh mông trời cao, đất rộng, dáng dấp khoan thai của một người khách nhàn du đang ung dung dạo bước trên đỉnh Tây Phong lĩnh hiện lên rất rõ nét. Lời thơ dường như cứ thật nhẹ nhàng, ý thơ phóng khoáng, âm điệu khoan thai mang đậm phong cách truyền thống của những thi gia Đường Tống ngày xưa. Hình thức điệp từ và nhân hoá trong câu đầu (Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân) giúp ta hình dung được một thiên nhiên sống động với đỉnh núi mây ngàn quấn quýt tạo nên một sự hài hoà vừa thơ mộng vừa hùng tráng. Dường như những hình ảnh “sơn”, “vân” lấp lánh như mây núi trùng điệp: động từ “ủng” lặp lại hai lần nổi lên như để nhấn mạnh những giai điệu hoà âm như thật nồng nàn, quyến rũ giữađất trời bao la. Mây núi và con người vốn dĩ xa cách lại hiện lên trang thơ thật quấn quýt, giao hoà. Và cũng như giữa bức tranh cao rộng giữa mây núi chất ngất ấy nhà thơ lại như lại điểm thêm một nét bút thật mềm mại, uyển chuyển với dòng sông trong suốt như pha lê và tĩnh lặng một cách lạ kì.

Không chỉ miêu tả thiên nhiên đẹp mà Bác nhìn thiên nhiên bằng con mắt lạc quan yêu đời! Bằng một tấm lòng thương yêu trân trọng’. Đây cũng chính là chất tình của bài.

Trong “Chiều tối” Thi phẩm đã mang lại sự thông cảm sâu sắc với cánh chim mỏi bay về trời và chòm mây cô đơn đang trôi chầm chậm trên bầu trời. Trong sự thông cảm này dường như có cá sự chia sẻ chia – có cả nỗi lòng của Bác (mặc dù hoàn cảnh của Bác lúc bày giờ thật gian khổ, mệt mỏi, cô đơn và buồn bã).

Còn trong “Giải di sớm” Bác lại thấy như trăng sao đang cùng lên đường với mình, và như vậy, người tù không hề cô đơn. Bác nhìn thẳng vào đêm tối “ gió lạnh – đường xa, nhì thắng vào khổ khăn đế bình tinh chủ động dấn bước. Dường như dưới con mắt người tù “ chiên sĩ – thi sĩ ấy thì buổi bình minh của thời tiết đã có khí thế như buổi bình minh của thời đại.

Thêm những hình ảnh đẹp của thiên nhiên trong “Mới ra tù, tập leo núi”. Có thể nói cảnh đẹp nhưng không vắng vẻ quạnh hiu như trong thơ xưa, mà ấm áp (núi ấp ôm mây, mây ấp núi) và trong sáng (lòng sông gương sáng bụi không mờ). Con người như đã hài hòa vào với thiên nhiên hùng vĩ, giao hòa tuyệt đẹp trong cảnh trời mây non nước bao la khoáng đạt, trở thành trung tâm của bức tranh thiên nhiên, bởi Bác là một người chiến sĩ chứ không phải ẩn sĩ thời xưa.

Có thể nói qua thiên nhiên thì con người lao động, cuộc sống thường nhật đã được hiện ra một cách tự nhiên nhất, thấm đẫm chất tình của người lính cách mạng trẻ đầy tình yêu dân, yêu nước.

Từ chất thép và chất tình trong thơ Bác, ta không chỉ hiểu sâu sắc một Con Người Đẹp và một phong cách thơ đẹp mà ta còn rút ra một bài học sâu sắc về đạo làm người và cách làm nghệ thuật. Thiên nhiên trong thơ Bác dù là thơ ở trong ngục tù hay trên đường giải tù – bao giờ cũng là một thiên nhiên đẹp và chất chứa đầy sức sống bởi chính tâm hồn lớn của Bác đã tỏa ánh sáng vào thiên nhiên cảnh vật khiến cho “thiên nhiên trong thơ Bác thường chan chứa một niềm vui lớn” như Hoài Thanh cũng đã từng nhận xét.

    Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
    Nhận thông báo qua email
    Nhận thông báo cho
    guest
    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments
    DMCA.com Protection Status