Cảm nhận về bài ca dao Khăn thương nhớ ai

Đề bài: Cảm nhận về bài ca dao Khăn thương nhớ ai

Bài làm

Trong nền văn học Việt Nam từ thời xa xưa cho đến nay, cũng như rất nhiều thể loại từ: ca dao, tục ngữ, thơ ca… cho đến văn xuôi đều có vô vàn những đề tài thú vị, nó gợi lên rất nhiều cảm xúc ngọt ngào, tâm tư tình cảm của ông cha ta, những con nguời sống bình dị với tình yêu quê huơng đất nuớc, tình cảm giữa nguời với nguời, với những hình ảnh đặc trưng cho những nguời nông dân. Đặc biệt hơn, tình yêu đôi lứa là đề tài muôn thuở, những bài thơ, ca dao mang đậm âm huởng tình yêu đôi lứa của nguời xưa nhưng luôn gắn liền với đất nuớc, với gia đình. Bài thơ “Khăn thuơng nhớ ai” cũng vậy, nói đến tình yêu, niềm thuơng nhớ của cô gái, nhớ đến da diết cồn cào mà không dễ dàng bộc lộ phải gửi gắm niềm nhớ ấy vào chiếc khăn, những câu hỏi như nén chặt nỗi thuơng nhớ vào trong.

Không phải tự nhiên bài ca dao này được người ta nhớ đến với tên gọi “Khăn thương nhớ ai”. Hình ảnh chiếc khăn ấy không chỉ là biểu tượng khởi nguồn cho nỗi nhớ thuơng của cô gái mà còn là hình ảnh được lặp lại nhiều nhất với nhiều tình huống khác nhau. Mở đầu bài ca dao, tác giả đã nói đến nỗi nhớ thương ai đó của cô gái

Khăn thương nhớ ai?

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai?

Khăn chùi nước mắt

Trong xã hội phong kiến, phụ nữ luôn là tầng lớp duới, thấp cổ bé họng, kêu không ai nghe, than cũng không ai thấu. Bởi vậy họ chỉ biết gửi những dòng tâm sự, nỗi lòng ấy qua từng lời ca như xé ruột. Dễ cho chúng ta thấy, khăn là vật dụng rất quen thuộc đối với con người, nhất là đối với nguời phụ nữ. Trong những câu thơ trên, hình ảnh chiếc khăn lại được lặp đi lặp lại nhiều lần như điệp khúc nhớ thương triền miên, da diết. Đối với những đôi lứa yêu nhau, khăn là vật gần gũi, là vật trao duyên giữa đôi trai gái. Ở đây, chiếc khăn là hình ảnh được nhân hóa, từ vật thể vô hồn trở nên có tâm trạng, biết đau, biết nhớ, biết vui, biết buồn và là đối tuợng để cô gái có thể thể hiện được tình cảm, cảm xúc của mình. Ba lần hỏi “khăn thương nhớ ai” mỗi lần nỗi nhớ lại càng dâng trào, ngổn ngang trăm mối, bao trùm khắp không gian: rơi xuống đất, vắt lên vai. Nguời xưa có câu “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” và với cao độ là khi chiếc khăn giúp cô gái dấu đi những giọt nước mắt thầm khóc. Sáu dòng thơ đuợc tác giả sử dụng với đa số thanh bằng gợi nỗi niềm bâng khuâng da diết đậm màu sắc nữ tính, đầy kín đáo nỗi nhớ thương. Sau khi mượn hình ảnh khăn để nói lên nỗi niềm ấy, cô gái lại tiếp tục thể hiện nỗi niềm qua hai thứ quen thuộc gắn liền với khuôn mặt:

Xem thêm:  Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt

Mắt thương nhớ ai

Mắt ngủ không yên

Tác giả vẫn sử dụng biện pháp nhân hoá nhưng ở hình ảnh cây đèn này nỗi nhớ được trải dài theo thời gian. Hình ảnh đèn không tắt chính là hình ảnh ngọn lửa thương nhớ luôn đang cháy rực trong tim. Người con gái đang trằn trọc trong đêm nhớ thương đằng đẳng. Hình ảnh cuối cùng đuợc nhắc đến lại trở thành biểu tượng gần gũi nhất nói lên nỗi niềm tâm trạng cô gái là đôi mắt. Dù những câu hỏi đặt ra với chiếc khăn, ngọn đèn là sự phân thân trong tâm trạng cô gái nhưng đó vẫn chỉ là cách gián tiếp nhưng nỗi nhớ thì cứ da diết, cứ bồn chồn và đến lúc không thể kìm nén. Cô gái đã hỏi mình, trực tiếp bộc lộ nỗi lòng qua đôi mắt. “Mắt ngủ không yên” tạo nên sự đối xứng đẹp với “đèn không tắt” ở trên, hình ảnh đã gợi lên khung cảnh rất thực: một cô gái giữa đêm khuya đối diện với ngọn đèn mà nhớ đến người thương. Vì “mắt ngủ không yên” nên “đèn không tắt”. Nói đến đèn cũng chỉ nhắc đến người thương ấy mà thôi. Ngọn đèn chiếu vào đôi mắt, càng thấy nỗi thương nhớ vời vợi khôn nguôi. Mười câu thơ cùng năm câu hỏi không lời đáp. Điệp khúc thương nhớ ai trở đi trở lại như xoáy vào nỗi niềm da diết. Năm lần thương nhớ và năm lần từ “ai” xuất hiện. Từ “ai” mang ý phiếm chỉ, gợi lên 1 nỗi nhớ thương sâu thẳm không giới hạn. Từ “ai” không xác định cụ thể đối tượng, nhưng người nghe hiểu được “ai” là ai. Hỏi không có câu trả lời, nhưng thực câu trả lời đã nằm trong giọng điệu câu ca kia. Không cần nói rõ, không quá cầu kì nhưng nỗi nhớ đã được bộc lộ 1 cách kín đáo, gợi cảm, sâu sắc, mãnh liệt. Kết thúc bài ca dao là hai câu thơ:

Xem thêm:  Nêu suy nghĩ về câu nói của Khổng Từ: Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân

Đêm qua em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên một bề

Từ nhịp thơ bốn chữ dồn dập và gây rung động lạ kỳ chuyển sang lục bát nhẹ nhàng và xao xuyến, bởi lẽ, cô gái một mực thương nhớ người yêu vẫn biết lo lắng cho số phận trái ngang của mình. Chỉ với những dòng thơ ngắn mà bao cảm xúc được dồn nén chất chứa đuợc thể hiện. Cảm xúc của nhân vật cô gái không sử dụng những động từ mạnh để biểu đạt nhưng với những hình ảnh lặp lại và với tình cảm chất chứa trong đó được gửi gắm bao điều đẹp đẽ cũng như tâm lý chung của trai gái trong tình yêu.

Bài ca với những lời lẽ bình dị, mộc mạc nhưng chân thành và sâu sắc. với sự lặp lại để diễn tả tâm trạng, những hình ảnh biểu tượng, phép nhân hóa đuợc sử dụng triệt để để tăng thêm sức sống cho hình ảnh, lối gieo vần linh họat, cấu tạo truyền thống kết hợp thơ bốn chữ với hai câu lục bát. “Khăn thương nhớ ai” đã lột tả được tâm trạng nhớ thương nguời yêu da diết khôn nguôi của nguời phụ nữ xưa dù rất kín đáo, ý nhị và nhẹ nhàng

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm:  Giới thiệu một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status