Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử (Ngữ văn 6)

Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử (Ngữ văn 6)

Hướng dẫn

I. Đọc – hiểu chú thích:

1. Tác giả: Thúy Lan

2. Tác phẩm a. Xuất xứ: in trên báo Người Hà Nội. b.Thể loại: bút kí → Văn bản nhật dụng (SGK/126) c. Phương thức biểu đạt: biểu cảm, nghị luận kết hợp miêu tả d. Bố cục: 3 phần + Từ đầu… thủ đô Hà Nội: Giới thiệu vai trò chứng nhân của cầu Long Biên. + Tiếp… dẻo dai, vững chắc: Biểu hiện chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên. – Còn lại: Cầu Long Biên chứng nhân của tình yêu đất nước

II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Giới thiệu Cầu Long Biên

– Vị trí: Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng. – Khởi công 1898. Sau 4 năm xây dựng mới hoàn thành. – Chiếc câu do kiến trúc sư người Pháp nổi tiếng thiết kế (Alexandre Gustave Eiffel)

→ Cách giới thiệu ngắn gọn, khái quát đầy đủ

2. Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử

– Tên lúc ban đầu cầu có tên là Doumer, đặt theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer – Chiếc cầu là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp trên toàn cõi ĐÔng Dương. – Tháng 8/1945, cầu được đổi tên là: Long Biên vf được sử dụng cho tới ngày nay. – Cầu Long Biên là chứng nhân của lịch sử vì nó đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử, chứng kiến cuộc sống lao động của nhân dân. – Chiếc cầu trở thành mục tiêu ném bom ác liệt của máy bay Mĩ. → Dù bị kẻ thù luôn tìm cách hủy hoại, cầu Long Biên vẫn sừng sững tồn tại.
Xem thêm:  Đất là mẹ – Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Ngữ Văn 6

* Hình ảnh cụ thể gợi lại giai đọan lịch sử ác liệt, đau thương và anh dũng của người dân thủ đô Hà Nội và của cả nước.

3. Cầu Long Biên trong hiện tại:

– Ngày nay, cầu Long Biên rút về vị trí khiêm nhường. – Là nơi để du khách đến thăm. – Tác giả: Bắc nhịp cầu vô hình → ý tưởng đẹp, mới, có tính nhân văn.

* Chiếc cầu là tình yêu, là niềm tự hào và nơi tìm về lịch sử của con người Việt Nam. Chiếc cầu mang nặng tình yêu mà tác giả dành cho Hà Nội và đất nước. Yêu quý, trân trọng, tự hào về chiếc cầu đẹp đẽ, anh hùng của đất nước.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật:

– Kết hợp thuyết minh với miêu tả, tự sự, biểu cảm. – Nêu số liệu cụ thể. – Sử dụng phép so sánh nhân hóa.

2. Nội dung:

Bài văn cho thấy ý nghĩa lịch sử trọng đại của cầu Long Biên; chứng nhân đau thương anh dũng của dân tộc ta trong chiến tranh và sức mạnh vươn lên của đất nước ta trong sự nghiệp đổi mới. bài văn là chứng nhân cho tình yêu sâu nặng của tác giả đối với cầu Long Biên cũng như đối với thủ đô Hà Nội.

* Ghi nhớ SGK/128

Theo Vanmauvietnam.com

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm:  Tả một phiên chợ vùng cao
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status