Dàn ý chi tiết thuyết minh về loài cây em yêu chi tiết đầy đủ – Dàn bài về cây lúa

Dải đất cong cong hình chữ S này, nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, nơi chúng ta được hưởng hoà bình và cùng nhau cống hiến, nơi đây đã được bà mẹ của tạo hoá ban cho dải thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Từ hoa đến cỏ, từ cây ăn quả đến cây bóng mát… tất cả đều phát triển vô cùng. Bởi vậy, mỗi người, tuỳ theo bản thân mà yêu thích một loại cây khác nhau. Có thể với bạn, những hàng phi lao rì rào trong gió biển lại vô cùng thơ mộng, nhưng tôi lại không thấy thế. Có thể với tôi, những vùng cây ngập mặn lại thân thương biết bao, còn bạn lại không thích chúng. Chính bởi sự khác biệt như thế nên mỗi chúng ta đều muốn giới thiệu cho người khác nghe về loài cây mình yêu. Khi ấy, văn thuyết minh được sử dụng. Nhưng để thuyết minh được đầy đủ ý và rõ ràng lại không phải là chuyện dễ. Nhưng không phải học sinh nào cũng có thể dành thời gian ra gạch các ý trước khi cầm bút viết bài. Biết được điều ấy, tôi đã quyết định dẫn ra một dàn ý chi tiết thuyết minh về loài cây em yêu dành cho học sinh lớp 9, ở đây cụ thể là cây lúa nước ta.

Dàn ý chi tiết thuyết minh về loài cây em yêu lớp 9 (Cây lúa)

I, MỞ BÀI

– Dẫn dắt giới thiệu vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về loài cây em yêu (cây lúa).

Ví dụ

Mở bài số 1: “Việt Nam đất nước ta ơi

            Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

                     Cánh cò bay là dập dờn

           Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”

                           (Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi)

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Xi-mông trong “Bố của Xi-mông” của Mô-pa-xăng

Những câu thơ của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã gợi ra trước mắt ta hình ảnh những cánh đồng rộng lớn thẳng cánh cò bay của đất nước ta. Hình ảnh những cánh đồng ấy, hình ảnh những cây lúa Việt Nam từ lâu đã đi vào trong văn học một cách rất đỗi tự nhiên. Bởi cây lúa là một cây lương thực đặc trưng của nước ta, là loại cây có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Mở bài số 2: Nếu ai yêu thích khung cảnh đồng quê yên bình, giản dị thì hẳn không ai là không biết tới những cánh đồng lúa rộng lớn. Một màu xanh trải dài bắt mắt khi xuân về, một sắc vàng rợn ngợp khi hạ tới, hương lúa chín thơm lừng khiến lòng người xao xuyến vấn vương, in dấu một hình ảnh cây lúa Việt Nam thân thương.

II, THÂN BÀI

* Nguồn gốc và xuất xứ của cây (cây lúa)

  • – Cây lúa có nguồn gốc từ loại lúa hoang phát triển quanh vùng Đông Nam Á, xuất hiện từ khoảng hơn 10000 năm trước. Cây lúa hoang được con người lai tạo thành nhiều giống lúa như hiện nay.
  • – Lúa là loài thực vật quan trọng nhất trong nhóm các cây lương thực và ngũ cốc, nó cũng là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người châu Á nói chung.

* Hình dáng và các bộ phận của cây (cây lúa)

  • – Rễ lúa: Rễ chùm có nhiều rễ con và thường có màu nâu, rễ non có màu trắng.
  • – Thân lúa: Thuộc loại thân mềm, cây to bằng chiếc đũa con có nhiều bẹ ấp vào nhau, bên trong thân rỗng. Chiều cao của cây lúa phụ thuộc vào từng giống khác nhau, cây lúa cao trung bình từ năm mươi xăng-ti-mét đến tầm một mét.
  • – Lá lúa: thon dài, hình lưỡi mác có đầu nhọn. Khi lúa non thì lá có màu xanh, khi trưởng thành có màu xanh thẫm còn khi lúa chín thì lá lúa có màu vàng. Sờ vào sẽ có cảm giác ram ráp. Ngoài ra cạnh của lá lúa rất sắc, lúc chạm vào không cẩn thận có thể bị đứt tay.
  • – Hoa và hạt: Hoa lúa thuộc loại lưỡng tính, phát triển trong vỏ trấu non sau đó thành hạt. Khi lúa chín hạt sẽ có màu vàng, vỏ lúa ráp, bông lúa non có dáng thẳng. Hạt lúa rất nhỏ, lớp vỏ cứng cáp bao bọc lấy hạt gạo trắng ngần thơm ngon bên trong. Khi lúa chín thì bông lúa tự động rủ xuống nên ngoài ra còn gọi là lúa uốn câu. Tuy mỗi giống lúa cho chúng ta năng suất khác nhau nhưng trung bình thì mỗi bông lúa cho từ một trăm đến hai trăm hạt.
Xem thêm:  Dàn ý thuyết minh về con mèo lớp 9 chi tiết, dàn bài về con mèo mà em yêu thích

* Phân loại (cây lúa)

  • – Hiện nay Việt Nam đã lai tạo ra tầm khoảng trên dưới ba mươi giống và loại lúa vậy nhưng được phân ra làm ai loại chính là lúa nếp và lúa tẻ.
    • + Lúa nếp: bao gồm những giống lúa như nếp cái hoa vàng, nếp nương, nếp cẩm… Giống lúa này có đặc điểm là hạt to, tròn, màu trắng tinh hoặc trắng ngà, nấu lên vị dẻo thơm, ngon.
    • + Lúa tẻ: bao gồm những giống lúa như lúa tạp giao, bắc thơm, mộc tuyền, PC… Đặc điểm là hạt nhỏ hơn hạt của lúa nếp, có màu trắng ngà.

* Giá trị của cây (cây lúa)

  • –  Lúa cung cấp phần lớn tinh bột nuôi sống con người.
    • + Từ hạt gạo ta có thể làm ra rất nhiều loại bánh khác nhau như bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết, bánh tét, bánh phở, bánh đa hay bánh cuốn…
    • + Từ những bông lúa non người ta còn làm ra những hạt cốm thơm ngon.
    • + Từ vỏ hạt gạo làm ra các loại dầu ăn chất lượng, tốt cho tim mạch.
    • + Ngoài ra nó còn dùng để làm thức ăn cho gia súc như trâu, bò, lợn, gà…Không chỉ thế, rơm rạ còn được dùng để làm chất đốt, phơi khô làm thức ăn cho gia súc.
  • – Nước ta là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nên bông lúa còn là biểu tượng của quốc huy Việt Nam. Hình ảnh cây lúa nước đồng thời còn là biểu tượng của các nước nông nghiệp trong khối ASEAN. Hình ảnh cây lúa nước từ lâu đã đi vào thơ ca nhạc họa.
Xem thêm:  Giáo án bài Chí Phèo soạn theo phương pháp mới

=> Không chỉ có giá trị về vật chất mà cây lúa còn có giá trị rất lớn về tinh thần.

* Cách chăm sóc và gieo trồng (cây lúa)

  • – Mỗi năm có hai vụ cấy và gặt lúa. Tùy theo thời tiết và thời gian mà bà con nông dân lựa chọn cách cấy khác nhau.
  • – Khi cấy lúa và trong thời gian lúa bắt đầu phát triển, cần chú ý đến lượng phân bón, thuốc trừ sâu, dịch bệnh… để đảm bảo cây lúa phát triển tốt.

III, KẾT BÀI​​​​​​​

– Nêu cảm nghĩ của bản thân về cây lúa cũng như về giá trị của loại cây này.

Nguồn Internet

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status