Dàn ý hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng danh nhân của nước ta

Nhà thơ Nguyên Khoa Điềm trong bài  thơ “Đất Nước” đã rất sâu sắc khi viết rằng “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”. Thật vậy, Lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước đầy oài hùng với những anh hùng danh nhân như Đinh Bộ Lĩnh, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo,… Xoay quanh những nhân vật này là những câu chuyện được truyền đến muôn đời về sau. Trong chương trình ngữ văn lớp 5, chúng ta bắt gặp đề bài lập dàn ý kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng danh nhân của nước ta. Ở đề bài này, trước hết các bạn cần đảm bảo đủ bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài; đặc biệt ở phần thân bài các bạn nên tập trung vào các ý mở đầu, diễn biến và kết thúc. Sau đây là một dàn ý đã được triển khai theo hướng đó mà các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn thành công!

DÀN Ý KỂ MỘT CÂU CHUYỆN EM ĐÃ NGHE HAY ĐÃ ĐỌC VỀ MỘT ANH HÙNG DANH NHÂN CỦA NƯỚC TA LỚP 5  ĐẦY ĐỦ CHI TIẾT

1. Mở bài

  • Dẫn dắt và giới thiệu câu chuyện.

Khi nói đến Hoàng đế Quang Trung, người ta thường nghĩ đến một vị vua bách chiến bách thắng, mưu trí dũng lược vô song với những chiến công oai hùng, với nghệ thuật quân sự thần tốc… Tuy nhiên, cũng giống như các vị “thiên tử” khác, xung quanh vị hoàng đế này có nhiều giai thoại huyền ảo, lạ lùng. Câu chuyện “Chữ hiện trên lá cây làm điềm báo” do cô giáo em kể đã để lại trong em nhiều ấn tượng khó phai.

Xem thêm:  Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em

2. Thân bài

  • Thời anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ mới khởi nghĩa, bỗng người dân khắp vùng đất Tây Sơn khi vào rừng kiếm củi, săn bắt thì thấy một chuyện lạ, trên các lá cây rừng lớn xuất hiện nhiều chữ. Những người có học đọc được thành câu: “Nguyễn Nhạc vi vương, Nguyễn Huệ vi tướng” (Nghĩa là: Nguyễn Nhạc làm vua, Nguyễn Huệ làm tướng), ai cũng cho là điềm lạ trời báo sự xuất hiện chân chúa cứu đời.
  • Chuyện lạ đó nhanh chóng được lan truyền, dân chúng khắp vùng Tây Sơn thượng đạo, Tây Sơn hạ đạo cho đến các nơi khác rủ nhau nô nức đi theo anh em họ Nguyễn.
  • Thực ra đây là một mẹo của Nguyễn Huệ, để thu hút quần chúng và lấy uy tín dựa trên những điềm báo thần kỳ mà người đương thời tin tưởng, ông đã lập kế học theo cách của vua Lê Thái Tổ khi xưa, bí mật sai người dùng mỡ viết chữ lên lá rừng, kiến ăn mỡ đục lá thành điềm trời báo để quần chúng kính phục. Chính vì thế ngày nay ở vùng Tây Sơn, Bình Định vẫn lưu truyền câu ca:

“Nguyễn Nhạc vi vương,

Nguyễn Huệ vi tướng”

Kiến trổ lá rừng

Trời trưng gươm báu…”.

  • Đây là một cách thu phục lòng dân rất đặc biệt, lá được kiến đục trổ thành chữ khi rụng xuống, theo dòng suối chảy về xuôi làm điềm trời báo cho dân. Nguyễn Huệ còn cho người thân tín dùng dao vạt các thân cây cổ thụ rồi khắc trên đó 8 chữ này cũng như để làm điềm trời báo về thiên mệnh đế vương của anh em nhà Tây Sơn vì thế cũng có câu rằng:
Xem thêm:  Qua các đoạn trích trong sách “Văn học 9”, tập một và những hiểu biết của em về “Truyện Kiều”, hãy trình bày nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Du.

“Ai vô rừng cấm

Thấy tấm biển đề:

“Nguyễn Nhạc vi vương,

Nguyễn Huệ vi tướng”

Đồn đại bốn phương

Tây Sơn dấy nghĩa”.

3. Kết bài

  • Nêu suy nghĩ của bản thân.

Câu chuyện đơn giản song hết sức hấp dẫn không chỉ giúp em có thêm những kiến thức mà còn thêm khâm phục trí tuệ và sự thông minh của vua Quang Trung- người đã lãnh đạo quân và dân ta chiến thắng 29 vạn quân Thanh.

Vananh – Tapchivanmau.com

Nguồn Internet

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status