Giải thích câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng”

Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng

Bài làm

Có thể thấy được rằng trong kho tàng văn học dân gian của ông cha ta thì có biết bao nhiêu câu tục ngữ như ẩn chứa nhiều bài học hay mà cha ông ta gửi gắm. Đó có thể là những câu tục ngữ như nói về những kinh nghiệm của mình. Không những vậy lại có cả những câu tục ngữ thật đặc sắc nói về cả những đạo lý những phép tắc mà con người cần phải học hỏi và rèn luyện ngay từ tấm bé. Và câu tục ngư “Gọi dạ bảo vâng” cũng chính là câu tục ngữ đặc sắc như vậy.

Rất dễ có thể nhận ra được rằng câu tục ngữ “gọi dạ bảo vâng” dường như thật ngắn gọn nhưng cũng đã sử dụng 2 thán từ “dạ” và “vâng” để có thể nhắc nhở mọi người chúng ta sống ở đời thì cũng phải biết lễ phép với người lớn tuổi hơn mình. Đặc biệt hơn ta như thấy được rằng khi mà chúng ta gặp người lớn phải chào hỏi lễ phép, nói chuyện phải thưa gỏi rõ ràng. Đặc biệt kiêng kỵ không được được nói bậy, thiếu lễ phép như vậy là ta không tôn trọng họ. Rõ ràng là “lời chào cao hơn mâm cỗ”, ta phải biết được điều này để mà có thể có những ứng xử hợp lý nhất đối với những người xung quanh ta. Mỗi người luôn luôn phải có những chuẩn mực về đạ đức. Thật là khó có thể chấp nhận được một số bạn trẻ hiện nay không biết kính trên nhường dưới gì cả. Các bạn nhìn thấy những người lớn tuổi hơn mình cần giúp đỡ các bạn cũng là, ngơ. Thậm chí có những bác lớn tuổi gọi nhờ bạn trẻ giúp thì bạn cũng chẳng thèm thưa, quay ngoắt đi như không có chuyện gì xảy ra.

Câu tục ngữ “gọi dạ bảo vâng” thật ngắn gọn biết bao nhiêu nó cũng chỉ nhắc nhớ đến một hành động rất nhỏ nhoi nhưng thật sự lại là một vấn đề đáng quan tâm nhất là trong xã hội những luân thường, đạo lý như đã bị mất dần. Con người như sống thờ ơ, vô cảm. Đồng thời họ như sống khép mình lại không quan tâm đến những việc khác. Những giá trị đạo đức đã bị đảo lộn trong xã hội hiện đại. Thật khó có thể chấp nhận được những người sang trọng, quần áo hàng hiệu, tóc nhuộm xanh đỏ nhưng nói lại trống không, gây phản cảm cho người đối diện.

Thật khó có thể tưởng tượng được khi mà xã hội này lại không có được những phép tắc tối thiểu trong giao tiếp giữa người với người.

Câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng” chính là lời khuyên bảo chúng ta về cách dùng các thán từ gọi đáp sao cho lễ phép. Câu tực ngữ tuy ngắn gọn như vậy như cũng như đã khuyên bảo con người phải nghe những lời dạy bảo của cha mẹ và những người lớn tuổi hơn mình. Và hơn nữa đó chính là khi được gọi đến phải dạ khi nghe bảo ban điều gì đó phải vâng. Đó dường như cũng là truyền thống văn hóa, đạo đức của người Việt Nam ta vậy. Khi có ai gọi, chúng ta chỉ cần “dạ” một tiếng vừa cho thấy ta là người lịch sự cũng như có phép tắc. Khi có ai bảo chúng ta lên vâng lời, học sẽ cho chúng ta những lời khuyên hữu ích. Từ những lời khuyên đó ta dựa trên cơ sở thực tiễn và bản thân để có câu trả lời cuối cùng. Chưa cần biết lời khuyên đó đúng hay sai đến đâu mà quan trọng hơn đó chính là việc ta đã “vâng”, “dạ” và như tôn trọng chính người đã có nhã ý khuyên bảo chúng ta. Người lớn nói cũng vậy ta cũng cần “vâng”, “dạ”. Chỉ có bấy nhiêu thôi là người ta cũng đã đánh giá phần nào con người của bạn. Hãy thật cố gắng rèn luyện đức tính lễ phép, các giao tiếp học hỏi này chắc chắn bạn sẽ có được sự yêu mến của mọi người xung quanh mình.

Xem thêm:  Văn tự sự lớp 7: Em hãy kể về một người có ảnh hưởng với em nhất

Câu tục ngữ “gọi dạ bảo văn” thật ngắn gọn nhưng nó cũng đã ngầm chứa một bài học thật là sâu sắc biết bao nhiêu. Những lời răn dạy của cha ông ta chẳng bao giờ sai cả, hãy ngoan ngoãn, biết lễ phép để cho thấy được cuộc sống có biết bao nhiêu điều thú vị khi “Người với người sống để yêu nhau”.

Minh Nguyệt

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status