Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng

Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng

Hướng dẫn

Đề bài: Thuyết minh về Kính đeo mắt.

1. Yêu cầu

– Trình bày được cấu tạo của kính đeo mắt.

– Tác dụng của kính.

– Cách bảo quản, giữ gìn.

2. Quan sát và tìm hiểu

– Hình dáng

+ Hình dáng chung của kính: phẳng, vếch, cong, quặp.

+ Hình dáng của mắt kính: tròn, bầu dục, ô van.

+ Gọng kính: bản to, bản nhỏ, thanh, mảnh.

– Màu sắc

+ Mắt kính: trắng, nâu, ghi, xanh.

+ Gọng kính: trắng, xám, nâu.

– Chất liệu

+ Mắt kính: mi ca, kính.

+ Gọng kính: đồi mồi, i-nốc, sắt, nhựa.

– Các loại kính

+ Kính râm.

+ Kính lão.

+ Kính cận.

+ Kính bảo hộ lao động.

+ Các loại kính chuyên dụng khác.

– Cách bảo quản

+ Đựng trong hộp trong bao để tránh xây xước, làm mất vẻ đẹp tự nhiên của kính.

+ Không để mặt kính sát xuống mặt bàn, mặt ghế để tránh xây xước, làm mờ mặt kính.

+ Không tì mạnh lên kính hoặc làm rơi.

+ Tránh hơi nước làm ố, làm mờ mặt kính.

– Tác dụng

+ Kính râm chắn bụi, chắn gió bảo vệ đôi mắt của con người.

+ Kính cận, kính lão giúp đọc sách, báo rõ chữ.

+ Kính có thể là đồ trang sức làm tôn vẻ đẹp của khuôn mặt.

3. Lập dàn ý và nói – viết bài

– Dàn ý đủ ba phần

+ Mở bài

Giới thiệu đối tượng thuyết minh Kính đeo mắt.

+ Thân bài

Xem thêm:  Em hãy tả con chó

(Các ý trong phần quan sát và tìm hiểu.)

+ Kết bài

Có thể dùng các ý trong phần nói về tác dụng của kính đeo mắt để kết thúc bài nói, bài viết.

– Dự kiến phương pháp thuyết minh sẽ sử dụng

+ Định nghĩa, giải thích

+ So sánh

+ Ví dụ, số liệu

Đề bài: Thuyết minh về Cây bút bi.

1. Yêu cầu

– Trình bày được cấu tạo của cây bút bi.

– Tác dụng của cây bút.

– Cách bảo quản, giữ gìn cây bút.

2. Quan sát và tìm hiểu

– Hình dáng: chỉ rõ hình dáng chung và hình dáng của từng bộ phận.

+ Chung của cả cây bút.

+ Nắp bút.

+ Thân bút.

+ Đầu bút, ruột bút.

– Màu sắc của từng hộ phận:

+ Nắp bút.

+ Thân bút.

+ Mực bút.

– Cấu tạo chung của bút và của từng bộ phận:

+ Nắp bút.

+ Thân bút.

+ Đầu bút.

+ Ruột bút.

– Cách hảo quản

+ Luôn đậy nắp bút cho bi khỏi hỏng.

+ Không ấn mạnh đầu bút xuống vật rắn.

+ Để nơi khô ráo cho mực không hỏng, chảy, hoặc khô.

– Công dụng của các loại hút:

+ Bút bi với các loại màu, dùng để viết giấy bình thường: phục vụ cho học sinh, cho những người cần ghi chép nhiều, cho văn phòng các cơ quan,…

+ Bút bi với các loại màu, dùng để viết lên giấy trong dùng cho máy chiếu, máy phóng.

3. Lập dàn ý và nói – viết bài

Xem thêm:  Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

– Dàn ý đủ ba phần

+ Mở bài

Giới thiệu đối tượng thuyết minh Cây bút bi.

+ Thân bài

(Các ý trong phần quan sát và tìm hiểu.)

+ Kết bài

Có thể dùng các ý trong phần nói về tác dụng của bút bi để kết thúc bài nói, bài viết.

– Dự kiến phương pháp thuyết minh sẽ sử dụng

+ Định nghĩa, giải thích

+ So sánh

+ Ví dụ, số liệu.

Đề bài: Thuyết minh về Chiếc nón lá Việt Nam.

1. Yêu cầu

– Trình bày được cấu tạo của chiếc nón lá Việt Nam.

– Tác dụng của chiếc nón lá.

– Cách bảo quản, giữ gìn chiếc nón lá.

2. Quan sát và tìm hiểu

– Hình dáng

+ Hình dáng chung của nón, nhiều kiểu loại rất khác nhau: hơi xiên, hơi vát, hơi đứng.

+ Kích cỡ của nón: cao thấp, to nhỏ, rộng hẹp rất đa dạng.

– Màu sắc

+ Trắng mát mắt của màu lá.

+ Bóng loáng vì quét sơn dầu.

– Chất liệu

+ Nón lá cọ, nón lá dừa.

+ Lá được ngâm, chuốt óng ả.

+ Tre, nứa làm khung nón, vành nón vừa dẻo lại vừa cứng cáp.

– Cấu tạo

+ Mặt ngoài của nón.

+ Mặt trong của nón.

+ Khung nón.

+ Vành nón.

+ Nan dựng khung nón.

– Các loại nón

+ Nón quai thao.

+ Nón bài thơ.

+ Nón lá già.

– Tác dụng

+ Che nắng, che mưa, che gió.

+ Giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ.

+ Tôn thêm vẻ đẹp, sự duyên dáng, kín đáo cho con người.

Xem thêm:  Trên đường đi học về em gặp một chị phụ nữ vừa bế con vừa mang xách nhiều đồ đạc. Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy kể tại câu chuyện đó

+ Gắn bó với những người lao động.

– Cách bảo quản

+ Không kê ngồi, tránh đựng đồ nặng.

+ Không dùng thay quạt vì có thể làm nón biến dạng, méo mó.

+ Không tác động mạnh vì nón dễ rách, làm mất vẻ thanh mảnh của chiếc nón.

3. Lập dàn ý và nói – viết bài

– Dàn ý đủ ba phần

+ Mở bài

Giới thiệu đối tượng thuyết minh Chiếc nón lá Việt Nam.

+ Thân bài

(Các ý trong phần quan sát và tìm hiểu.)

+ Kết bài

Có thể dùng các ý trong phần nói về tác dụng của chiếc nón để kết thúc bài nói, bài viết.

– Dự kiến phương pháp thuyết minh sẽ sử dụng

+ Định nghĩa, giải thích.

+ So sánh.

+ Ví dụ, số liệu.

Mai Thu

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status