Luyện từ và câu: Từ ghép và từ láy
Hướng dẫn
I. NHẬN XÉT
– Các từ phức truyện cổ, ông cha, đời sau do các tiếng có nghĩa tạo thành (truyện + cổ; ông + cha).
– Từ phức thầm thì do các tiếng lặp lại âm đầu (th) tạo thành.
– Từ phức lặng im do hai tiếng có nghĩa (lặng + im) tạo thành.
– Ba từ phức (chầm chậm, cheo leo, se sẽ) do những tiếng có âm đầu, vần hoặc cả âm đầu lẫn vần lặp lại nhau tạo thành: Từ cheo leo, hai tiếng cheo và leo có vần eo lặp lại. Các từ chầm chậm, se sẽ lặp lại cả âm đầu và vần.
II. GHI NHỚ
Có 2 cách chính để tạo từ phức là: – Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép. M: tình thương, thương mến… – Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy. M: săn sóc, khéo léo… |
III. LUYỆN TẬP
1. Xếp các từ phức thành hai loại: từ ghép và từ láy.
Từ ghép |
Từ láy |
|
Câu a |
nhân dân, ghi nhớ, công ơn, đền thờ, mùa xuân, bờ bãi, tưởng nhớ |
nô nức |
Câu b |
dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí |
mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp |
2. Tìm các từ ghép, từ láy
Từ ghép |
Từ láy |
|
a) Ngay |
ngay thẳng, ngay thật, ngay lưng, ngay dơ |
ngay ngắn |
b) Thẳng |
thẳng băng, thẳng cánh, thẳng cẳng, thẳng đuột, thẳng đứng, thẳng góc, thẳng tay, thẳng tắp, thẳng tuột, thẳng tính. |
thẳng thắn, thẳng thám, thẳng thừng |
c) Thật |
chân thật, thành thật, thật lòng, thật lực, thật tâm, thật tình |
thật thà |
3. Đặt câu với một từ láy, từ ghép vừa tìm được.
+ Từ ghép:
– Ngay thẳng là một đức tính quý.
– Học sinh xếp hàng thẳng tắp.
– Hãy đối xử thật lòng với nhau.
+ Từ láy.
– Tính hắn thật thà như đếm.
– Bạn hãy thẳng thắn góp ý cho tôi.
– Tôi đã thẳng thừng bác bỏ ý kiến của hắn.
Minh Nguyệt