Phân tích bài “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích bài “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh

Bài làm

Tác giả Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta. Người không chỉ là người có sự nghiệp cách mạng lừng lẫy, mà còn được biết đến với như một nhà thơ, một nhà văn với nhiều kiệt tác văn học tên tuổi.

Những bài thơ mà Hồ Chí Minh viết chủ yếu về cách mạng, viết về những năm tháng gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng của người. Bác đã ra đi nhưng những tác phẩm văn học, và công lao to lớn của Bác thì vẫn còn sống mãi.

Bài thơ “Cảnh khuya” được ra đời vào thời điểm khi nước ta bước vào giai đoạn chiến đấu chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. Đây là một cuộc chiến nhiều cam go, thử thách nhưng chúng ta vẫn luôn giữ cho mình một thái độ sống lạc quan yêu đời, tự tin vào con đường tương lại trước mặt.

Bài thơ được tác giả mở đầu với những hình ảnh vô cùng nhẹ nhàng, tinh tế, thể hiện tinh thần yêu đời, sức sống mãnh liệt của con người.

Tiếng hát trong như tiếng hát xa”

Hình ảnh thơ đậm chất trữ tình lãng mạn, lối so sánh độc đáo thể hiện hồn thơ phong phú của Bác. Tiếng suối được ví như tiếng hát xa xăm trong trẻ nhẹ nhàng, tiếng suối được cảm nhận bằng thính giác khiến cho người nghe cảm nhận được như những tiếng hát văng vẳng, lảnh lót đâu đây.

Chỉ qua một câu thơ vô cùng ngắn gọn thôi nhưng người đọc cảm nhận được cảnh thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc vô cùng hoang sơ, tươi đẹp, thể hiện sự hùng vĩ của nó.

Xem thêm:  Anh/ chị hãy chứng minh bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Trong câu thơ này Bác đã sử dụng nghệ thuật so sánh vô cùng độc đáo thần kỳ, so sánh tiếng suối với tiếng hát, khiến cho tiếng suối không chỉ là dòng chảy của tự nhiên nữa mà là tiếng lòng của con người. Nó có tâm hồn chứa đựng những tâm tư, tình cảm của mình trong đó.

Thông qua câu thơ ta thấy con người và thiên gắn liền với nhau thân thiết tri kỷ, thể hiện tình bạn sâu sắc, không gì có thể tách rời, xa cách.

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong câu thơ này tác giả đã sử dụng hình ảnh “lồng” thể hiện cho sự đan xen hòa quyện vào nhau, tạo nên một hiệu ứng vô cùng đặc biệt cho bài thơ.

Hình ảnh ánh trăng soi rọi lên cây cổ thụ tạo thành một chiếc bóng lớn, rồi bóng cây lồng ghép vào ánh trăng tạo nên những đốm như những khóm hoa xinh đẹp. Đây là một bức tranh thiên nhiên vô cùng sinh động tươi đẹp với những mảng tối sáng vô cùng rõ ràng, thể hiện tài quan sát tỉ mỉ, tinh tế của tác giả.

Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Thông qua câu thơ ta thấy rằng thiên nhiên và con người nơi đây vô cùng thân thiết, có sự hòa quyện, lồng ghép vào nhau thân thiết không rời.

Điệp từ “lồng” được sử dụng vô cùng đắt giá làm cho câu thơ trở nên sinh động âm vang mãi trong lòng người đọc. Cảnh thiên nhiên ở núi rừng Việt Bắc đẹp hơn trong veo, hình ảnh ánh trăng đẹp một cách hư ảo, tưởng như trong giấc mơ.

Xem thêm:  Suy nghĩ về tình mẫu tử trong xã hội hiện nay

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Bài thơ được sáng tác vào thời điểm những năm đầu tiên của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thiên nhiên của Việt Bắc càng tươi đẹp thì càng khiến cho Bác của chúng ta khó ngủ hơn, bởi Bác lo lắng muốn bảo vệ sự bình yêu tươi đẹp của đất nước, của những miền quê thân thương.

Tâm trạng của tác giả không chỉ là người thưởng ngoạn cảnh đẹp của thiên nhiên mà còn là người đứng đầu, một vị lãnh tụ của công cuộc giải phóng dân tộc, giải cứu nước nhà khỏi ách nô lên. Nên việc Bác trằn trọc khó ngủ trước cảnh đêm núi rừng hoang vu, là điều vô cùng dễ hiểu.

Bởi việc nước việc nhà đang làm cho tác giả trăn trở, băn khoăn giấc chẳng thành.

Thiên nhiên và con người đã trở thành bạn thân tri kỷ của nhau trong những đêm không ngủ như đêm này. Nhìn ngắm thiên nhiên tươi đẹp làm cho Bác với bớt đi những âu lo, trăn trở trong lòng. Những nỗi âu lo kia là nỗi niềm canh cánh trong tâm tư Bác nên không lúc nào Bác cảm thấy bình yên.

Trong cảnh đẹp như tiên, nhưng người đọc vẫn cảm nhận được tấm lòng bao la trời biển của Bác trước những người dân, những người lao động cần lao nghèo khổ. Bác ngắm cảnh đẹp muốn quên bớt sầu muộn của cuộc kháng chiến, nhưng tâm tư Bác đã dành chọn cho cuộc kháng chiến này nên dù giây phút nào Bác cũng luôn nhớ tới nó.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao

Lo lắng cho nước nhà nhưng Bác vẫn luôn quan tâm tới thiên nhiên, dành tình cảm của mình cho những vẻ đẹp tự nhiên sông núi, bởi với tác giả thiên nhiên chính là người bạn thân tri kỷ, là nơi để Bác có thể san sẻ bớt những âu lo muộn phiền trong lòng mình.

Bài thơ “Cảnh khuya” thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và chất nghệ sĩ của Bác dù Bác là người làm chính trị nhưng không vì thế mà con người trở nên khô cứng, khuôn mẫu, Bác của chúng ta vẫn có những phút rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên rất con người. Thể hiện một tâm hồn đa cảm, hướng nội, một tâm hồn lớn.

Thảo Nguyên

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status