Phân tích bài thơ Cảnh ngày xuân

Phân tích bài thơ Cảnh Ngày Xuân (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

Hướng dẫn

Trên màu cỏ non ấy tác giả điểm xuyến vào vào bông hoa lê trắng. Màu sắc của trời đất đều gợi lên một vẻ đẹp hài hoà, tuyệt diệu.

Đoạn thơ gợi tả vẻ đẹp của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống và khoáng đạt trong trẻo. Trong lúc xuân ấy có chị em Thuý Kiều đi dạo xuân.

1. Bốn câu thơ đầu tả cảnh mùa xuân:

– Hai câu đầu vừa tả không gian vừa nói đến thời gian mùa xuân.

– Đây là bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân có màu “xanh” của cỏ non, màu “trắng” của hoa lê trên thảm cỏ trải rộng đến chân trời, nhẹ nhàng thanh khiết.. cảnh vật sinh động có hồn chứ không tĩnh tại.

(Các em có thể diễn xuôi bốn câu thơ ở mục đại ý như một sự gợi ý).

2. Tám câu thơ tiếp theo gợi nên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh:

– Trong ngày Thanh Minh, có hai hoạt động cùng diễn ra một lúc: đó là lễ tảo mộ (viếng mộ và sửa sang phần mộ): hội đạp thanh đi chơi ở chốn đồng quê.

– Tác giả đã sử dụng một loại từ ghép: tính từ, danh từ, động từ để đặc tả cái không khí nhộn nhịp, rộn ràng.

+ Yên anh, chị em, tài tử, giai nhân: danh từ gợi tả cảnh đông vui.

Xem thêm:  Chính tả: Nghe – viết: Người lính dũng cảm – Phân biệt n/l, en/eng. Bảng chữ

+ Sắm sửa, dập dìu: động từ gợi tả sự rộn ràng náo nhiệt.

+ Gần xa, nô nức: tính từ nói lên tâm trạng người đi dự hội. „

– Qua cuộc du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả đưa đến người đọc một lễ hội văn hoá xa xưa. Một lễ hội tưởng nhớ cội nguồn.

3. Sáu câu gợi nên cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về:

– Cảnh mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân, nhưng chuyển động nhẹ nhàng của dòng nước ở khe nhỏ. Mặt trời từ từ ngả về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh.

Những từ tà tà, thanh thanh, nao nao vừa biểu đạt sắc thái của cảnh vệt, vừa bộc lộ tâm trạng của con người đang bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân.

4. Nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du trong đoạn thơ Cảnh ngày xuân.

Đó là sự kết hợp tả cảnh, giàu chất tạo hình, kết câu rất hợp lí ở sự kết hợp giữa bút pháp tả và bút pháp gợi, có tính chất điểm xuyến, châm phá nhưng vẫn làm cho đôi tượng miêu tả hiện hình nổi bật lên.

Đoạn trích đi vào nội dung phần I: “Gặp gỡ và đính ước”. Ở đây ta được đọc những vần thơ trác tuyệt về đặc tả sắc đẹp của chị em Thuý Kiều và miêu tả thiên nhiên của mùa xuân.

Tác giả đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng nhưng vẫn thể hiện nét đẹp tinh khôi của con người và cảnh vật. Đặc biệt khi tả con người, tác giả không chỉ vẽ nên những nét đẹp về diện mạo, phong thái mà còn cho ta liên tưởng đến sô” phận của con người.

Xem thêm:  Cho câu chủ đề: “Chiến tranh phi nghĩa là một tội ác”. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 đến 10 câu) để triển khai ý của câu chủ đề trên theo lối tổng hợp – phân tích – tổng hợp

Cảnh ngày xuân theo đoạn trích nằm ngay sai đoạn tả tài sắc chị em Thuý Kiều. Đó là nền bức tranh của cuộc hội ngộ Kim Kiều và viếng mộ Đạm Tiên. Bài viết không đề cập đến tình huống này mà đi vào phân tích vẻ đẹp của ngày xuân ở thời điểm mãn nhâ”t.

Tuy vậy bài viết đã phân tích đoạn trích một cách cụ thể.

Nguồn Vietvanhoctro.com

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status