Phân tích bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng

Phân tích bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng

Bài làm

Để chọn lựa những bài thơ viết về người lính trong kháng chiến chống Pháp trường kỳ của dân tộc ta thì không thể không nhắc đến thi phẩm “Tây Tiến" của nhà thơ Quang Dũng. Bài thơ đã thể hiện được một nỗi nhớ cũng như niềm tự hào của tác giả khi nói về đồng đội của mình.

Thật ấn tượng biết bao nhiêu khi ta đọc lời thơ là một tiếng gọi làm nao lòng người. Thêm với đó chính là một nỗi nhớ thương, nỗi nhớ như nén chặt, bỗng trào dâng lên trong lòng chúng ta:

Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

Chỉ với hai câu thơ này thì tác giả Quang Dũng đã cho người đọc thấy được tài năng bậc thầy về ngôn ngữ của mình. Từ "ơi" mà Quang Dũng sử dụng được bắt vần với từ láy sử dụng là từ: chơi vơi, điều này làm cho âm điệu câu thơ trở nên tha thiết sâu lắng, bồi hồi. Cữ nhớ được xuất hiện hai lần trong một câu như để nhấn mạnh để gợi tả được niềm nhung nhớ da diết hơn. Tây Tiến là một đơn vị bộ đội đã hoạt động tại vùng rừng núi miền Tây Thanh Hóa, tỉnh Hòa Bình, Sơn La – biên giới Việt Lào trong những năm đầu kháng chiến. Lúc này đây với biết bao kỉ niệm đẹp một thời chinh chiến bỗng sống dậy trong lòng tác giả Quang Dũng để giúp cho ông có thể viết ra được nỗi nhớ của mình thành vần thơ chất chứa. Tên mường, bản làng cũng được hiện ra, nhắc đến trong câu thơ của Quang Dũng:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Cái tên Sài Khao, Mường Lát… tất cả chính là những địa danh vời vợi nghìn trùng từng in dấu chân đoàn chiến binh Tây Tiến. Đoàn quân Tây Tiến như đi trong sương lấp, đêm hơi bao nhiêu vất vả khó khăn là thế nhưng vẫn cứ hoàn thành nhiệm vụ. Tất cả khó khăn, mỏi mệt lại tựa như lông hồng vì họ đều có chung lý tưởng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.

Có thể nói chính cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt giữa núi rừng miền Tây. Những đèo dốc khúc khuỷu, có những dốc thì lại thăm thẳm và đặc biệt hơn là nó chưa từng in dấu chân người. Hình ảnh những cồn mây heo hút, tầm cao của nuối, vực thì sâu,… cho thấy được ý chí của người lính.

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Không dừng lại ở đó Quang Dũng còn sử dụng các từ láy tượng hình nổi bật như thăm thẳm, khúc khuỷu hay các từ heo hút để có thể tạo lên được sự khó khăn của người lính. Đồng thời thể hiện được tinh thần hiên ngang bất khuất của những người lính Tây Tiến.

Tất cả những gì đã xảy ra trên những nẻo đường trường chinh lửa máu và vô cùng hiểm nguy, gian khổ ấy? Âm điệu câu thơ bỗng trĩu xuống, nao nao thông qua câu thơ:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên sung mũ bỏ quên đời!

Hai tiếng "anh bạn" được Quang Dũng sử dụng cũng đã cất lên như một tiếng khóc thầm. Thực sự có ở trong gian khổ "dãi dầu", ở trong những ngày dài hành quân và chiến đấu, có biết bao đồng đội thân yêu đã dừng bước, họ “không bước nữa". Trên đường hành quân nhiều người lính phải nói lời vĩnh biệt với bộ đội của mình. Quang Dũng thật tài tình khi cũng đã sử dụng bốn chữ ngắn gọn là "gục lên súng mũ" đã có thể thể hiện một sự hi sinh vô cùng bi tráng. Người đọc nhận thấy đượcthơ của Quang Dũng tuy nói đến cái chết của người lính đó thế nhưng không gợi ra bi lụy, thảm thương. Bài thơ như một lời khẳng định sự kiên cường của người lính, cho dù họ ra đi nhưng cũng ở trong tư thế ngẩng cao đầu và tô cho sắc  cờ thêm đỏ, màu trời thêm xanh.

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

Đoàn quân Tây Tiến hoạt động ở chốn rừng thiêng ẩn dấu nhiều bí mật "oai linh", đã được nhân hóa như tăng thêm phần dữ dội. Hình ảnh những con thác thì "gầm thét", cọp thì lại trêu người như để thử thách chí can trường các chiến binh Tây Tiến vậy

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Biết bao nhiêu gian khổ là thế nhưng người lính Tây Tiến cũng đã vượt lên gian khổ, hi sinh, hành trang của những người lính đầy ắp những kỉ niệm đẹp của tình quân dân. Làm sao có thể quên được hình ảnh "cơm lên khói", hương vị đậm đà của "mùa em thơm nếp xôi". Còn với nữa là ở trong cái hương vị đậm đà của bát cơm tỏa khói, của cả hương nếp xôi còn quyện theo bao tình sâu nghĩa nặng:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

phan tich bai tho tay tien - Phân tích bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng

Phân tích bài thơ Tây Tiến

Tiếp đến là phần thứ hai bài "Tây Tiến" bao gồm có 8 câu nói về không khí liên hoan của người lính với người dân. Hình ảnh những chiều sương cao nguyên Châu Mộc hiện ra thật đẹp, lúc đó giọng thơ man mác, bâng khuâng biết bao nhiêu. Khi đó nhà thơ tự hỏi mình xem có thấy có nhớ không? Thực sự chính với chất tài tử, tài hoa và lãng mạn của những chàng lính trẻ Hà Thành Tây Tiến như được nói đến thật hay trong đêm liên hoan. Chỉ với chữ "kìa" là đại từ để trở từ xa, đồng thời cũng đã lại gợi nhiều ngạc nhiên, tình tứ. Cũng chính trong ánh lửa đuốc bập bùng đó thì ngạc nhiên hơn nữa chính sự xuất hiện những cô gái Mường, cô gái Thái miền Tây Bắc, rồi cả các cô gái phù-xao Lào trong bộ xiêm áo dân tộc nhìn bắt mắt và vô cùng rực rỡ đem đến cho những người lính trẻ đoàn binh Tây Tiến bao niềm vui, tình quân dân thắm thiết. Hòa chung với điệu nhay, hò vui thì có tiếng khèn "man điệu" của núi rừng, tiếng khèn này có khúc nhạc du dương để xây hồn thơ. Các chàng trai Tay Tiến quên sao được dáng điệu duyên dáng "e ấp" của "nàng", của những bông hoa rừng đẹp đang múa xòa, đang múa lăm – vông thật đặc sắc.

Xem thêm:  Cảm nhận về bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Sử dụng chữ: bừng thực sự giống là một nét vẽ có thần. Từ Bừng ở đây cũng được hiểu chính là sáng bừng lên, cháy rực lên từ những ngọn đuốc trong đêm của một hội đuốc hoa đầy màu sắc. Song, cũng có nghĩa là tưng bừng rộn ràng qua tiếng khèn man điệu thông qua giọng hát tình tứ, mê say của bài dân ca Thái, dân ca Lào.

Khi Quang Dũng nhớ Tây Tiến là nhớ đến những chiều sương cao nguyên, nhớ đến những con thuyền độc mộc. Chưa hết, đó còn chính là nỗi nhớ đến hồn lau nẻo bến bờ. Quang Dũng cũng sẽ nhớ nhiều, nhớ mãi cái hình ảnh dáng người trên độc mộc và sẽ không quên nhắc hình ảnh hoa đong đưa. Tất cả điều này cho thấy được vẻ đẹp của người thi nhân dù là trong gian khổ và thử thách, trong gian truân và chết chóc như nào đi chăng nữa thì họ vẫn lạc quan và yêu đời, hồn nhiên và mơ mộng.

Người đi Châu mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Đến phần thứ ba, tác giả Quang Dũng đã dựng lên một tượng đài hùng vĩ, bi tráng về đoàn binh Tây Tiến. Hình ảnh đoàn quân luồng rừng đi trong biển sương mù, đi trong những cồn mây trong màn mưa, người lính như cũng phải vượt qua bao nhiêu núi cao, đèo cao, dốc thẳm để rồi xuất hiện:

 Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Người đọc có thể nhận thấy được đoạn thơ ghi lại một cách chân thật, hào hùng cái khốc liệt dữ dội của chiến tranh khốc liệt của một dân tộc quật khởi đứng lên dùng giáo mác, hay gậy tầm vông chống lại sắt thép quân thù. Thông qua đây ta nhận thấy được hình tượng thơ được đặt trong thế tương phản đối lập để khẳng định chí khí hiên ngang, khí thế anh hùng, những tâm hồn với bao mộng mơ tuyệt đẹp. Có lẽ trong đoạn thơ ai ai cũng phải ngạc nhiên với hình ảnh “Đoàn binh không mọc tóc", hình ảnh "quân xanh màu lá". Tất cả những cụm từ miêu tả này cho thấy hình ảnh người lính tiều tụy vì ốm đau, bị các cơn sốt rét rừng hành hạ. Nhắc lại là đoàn binh Tây Tiến phần lớn cán bộ và chiến sĩ là thanh niên, học sinh, sinh viên của hà Thành. Họ là những người lính trẻ chưa trắng nợ anh hùng, và hành trang của họ vẫn đượm mùi sách vở cũng như có biết bao mộng mơ, lãng mạn.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Với hai câu thơ này người đọc nhận thấy được mộng chiến công của người lính song hành với một tâm hồn đúng với người lính Tây Tiến – những chàng trai trẻ hà thành. Hẳn ai ai đọc câu "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" cũng nhận ra được câu thơ thể hiện chất tài tử, hào hoa của người lính Tây Tiến. Thông qua đó còn thể hiện được cái mộng mơ của người lính thời trận mạc là nông dân, hay là tầng lớp tiểu tư sản thành thị đều đẹp và vô cùng đáng yêu vì nỗi nhớ. Thực sự chính cái mộng mơ ấy đều biểu lộ ra một tình yêu quê hương thắm thiết. Chính vì điều này mà có nhiều ý kiến cho rằng thơ của Quang Dũng mang theo cái mộng buồn theo cái đuôi của tiểu tư sản. Thế như thời gian qua đi thì tác phẩm càng được khẳng định thêm về giá trị cũng như sự đồng cảm, đánh giá cao từ phía người đọc. Trong chiến tranh gian khổ sự hi sinh là không tránh khỏi những sự hi sinh, mất mát thế nhưng họ vẫn sống với chính mình.

Xem thêm:  Cảm nhận về truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Rải rác bên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Để Tố quốc được độc lập thì cũng sẽ có biết bao đồng đội thân yêu của nhà thơ đã ngã xuống trong lửa đạn. Và hình ảnh người lính hiện ra thật đẹp, bằng xương, bằng thịt. Những người lính đã hi sinh để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, họ đã ra đi chẳng tiếc đời xanh, chính vì thế công lao của họ đáng được ghi nhận.

Đọc Tây Tiến không thể không nhắc đến khổ cuối bài thơ, thêm với đó chính là phần âm điệu trở nên tha thiết sâu lắng, bồi hồi. Người đọc cũng cảm nhận thấy được đó cũng chính là tiếng lòng rung lên theo hoài niệm, thương nhớ khôn nguôi.

Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi

Tây Tiến chính là một trong những bài thơ hay, xúc động, chân thật nhất khi viết về hình ảnh những người chiến sĩ cầm súng để bảo vệ Tổ quốc. Quang Dũng đã vận dụng hết tâm trí, tài năng của mình để sáng tác ra một tác phẩm có giá trị cho đến tận ngày hôm nay. Để mỗi khi thế hệ chúng ta đọc lại cũng lại sẽ thấy được tinh thần anh dũng, sự hi sinh của những người lính – anh vệ quốc quân trong kháng chiến chống Pháp.

Minh Nguyệt

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status