Phân tích bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến

Bài làm

“Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người đọc bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới, về những điều, những việc ai cũng biết cả rồi”, câu nói từ một nhà phê bình văn học nào đó khiến tôi nhớ về bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến. Cũng với thể tài mùa thu cũ kĩ nhưng Nguyễn Khuyến lại thể hiện nội dung bằng những cách rất riêng và những tình cảm rất mới mẻ.

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt.
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Nguyễn Khuyến (1835-1909) người Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam, nổi tiếng thông minh, giỏi thơ, vè, câu đối. Từng đỗ đầu cả ba kì thi thi Hương, Hội, Đình nên người ta gọi Nguyễn Khuyến là Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến làm quan dưới triều Nguyễn 10 năm cho tới triều đình hèn kém khuất phục trước giặc Pháp, ông đã quyết định cáo quan lui về ở ẩn. Bài thơ “Thu điếu” hay “Câu ác mùa thu” được sáng tác trong thời gian này. Bài thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên màu thu Bắc Bộ đặc trưng và những tâm sự thế sự sâu sắc trong lòng nhà thơ.

Xem thêm:  Văn học chân chính ngay cả khi nói về cái xấu, cái xấu cũng chỉ nhằm thể hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện

phan tich bai tho thu dieu cua nguyen khuyen - Phân tích bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến

Bức tranh mùa thu Bắc Bộ được miêu tả ở điểm nhìn mặt hồ:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.”

Không gian làng quê Bắc Bộ vào thu được mở ra cùng hình ảnh quen thuộc của ao nước, thuyền câu, sóng nước, lá vang rơi…. Quen thuộc, nhưng các chi tiết qua ngòi bút Nguyễn Khuyến thật mới mẻ và sống động. Người ta miêu tả mùa thu nhắm vào vẻ nhẹ nhàng, dềnh dàng, chậm rãi. Còn thơ Nguyễn Khuyến, tác giả gieo vần “eo” để đẩy nhanh tốc độ mọi sự vật, sự việc. Những chữ “”veo”, “tẻo teo”, “tí”, “vèo”, “lạnh lẽo”… làm nên vẻ cô tịch, ít ỏi, nhỏ bé. Để nghe được, thấy được những sự chuyển động “gợn tí”, “khẽ đưa vèo” ắt hẳn thi sĩ đang ở một nơi yên tĩnh lắm. Ao nước thì trong veo, không có chút khuấy đục. Vậy hẳn chiếc thuyền câu cũng bất động rồi. Có sóng đấy, nhưng chỉ “gợn tí” mà thôi. Cứu cánh không gian vắng lặng là tiếng “vèo” của chiếc lá rơi. Thế nhưng, nghe được cả tiếng “vèo” rất khẽ ấy lại càng chứng tỏ không gian đang tịch mịch tới bức bối lòng người. Trong văn học, đây được gọi là bút pháp lấy động tả tĩnh.

Ở những câu thơ sau, Nguyễn Khuyến chuyển điểm nhìn trần thuật tới không gian mới:

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Bắt Sấu rừng U Minh Hạ của Sơn Nam

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt.
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Bức tranh vẫn được mô tả bằng những hình ảnh quen thuộc với trời xanh mây trắng, đường ngõ trúc, ao bèo, cá đớp mồi. Không gian có sự mở rộng tuyệt đối với hình ảnh “trời xanh ngắt”. Trên đó, xuất hiện một “tầng mây lơ lửng”. Nói là một tầng mây, nhưng lại chỉ “lơ lửng”. Dường như mây đang bị mắc kẹt, trống rỗng cô độc giữa không gian rộn lớn. Nhìn về “ngõ trúc” – nơi dễ bắt gặp sự sống nhất, tác giả chỉ thấy “vắng teo”. Cũng chẳng khá hơn!
Cuối cùng, tác giả thở dài trở về mặt hồ:

“Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Phong thái như tự tại lắm – “tựa gối, ôm cần” lại đi kèm với sự thật “lâu chẳng được” đem lại chút hài hước. Mặt khác, rõ ràng là “lâu chẳng được” thì làm sao có chuyện thấy cá “đớp động dưới chân bèo”? Có lẽ, tác giả muốn diễn đạt rằng: Làm gì có cá nào đớp động chân bèo đâu. Ta cứ ngỡ không gian sống động hẳn nhờ có tiếng cá đớp bèo. Thực tế, chẳng có chút chuyển động đáng chú ý nào ở đây cả.

Bài thơ “Câu cá màu thu” có nhiều sáng tạo từ việc gieo vần, dùng từ, diễnn đạt. Qua đó, Nguyễn Khuyến ca ngợi thiên nhiên mùa thu Việt Nam và đưa ra thông điệp thế sự: con người đang lạc lõng trên chính quê hương mình.

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status