Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ 11 Của Trần Tế Xương

Đề bài: Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ 11 Của Trần Tế Xương

Bài làm

Trần Tế Xương nhà thơ của hiện thực chủ nghĩa, với giọng điệu thơ đả kích, phê phán sâu sắc một cách chân thực về cuộc sống và con người trong xã hội lúc bấy giờ. Tuy nhiên, không chỉ có vậy, thơ của ông còn mang đậm chất trữ tình, tình cảm tha thiết, với một trái tim chân thành đầy nhiệt huyết, luôn đong đầy cảm xúc chất chứa. Trong ông mang nặng sự cảm thương sâu sắc, sự sẻ chia, sự bùi ngùi chua xót trước những cảnh đời bất hạnh, trước cảnh nước nhà khi đối mặt với nhiều gian truân. Riêng ở trong cái gia đình nhỏ bé của ông, ở trong tâm hồn ông đang là một tình cảnh hỗn loạn, ông luôn bị giày vò bởi chưa làm tròn trách nhiệm của một người chồng, không thể gánh vác việc nhà. Tác giả luôn tự trách bản thân, băn khoăn trong trong nỗi lòng ngậm ngùi “ thương vợ”.

Bằng bút pháp chân tình mà mộc mạc, Tú Xương đã khắc họa lên hình ảnh người vợ với đầy vất vả, gian nan. Đong đầy trong ý thơ là một tình cảm sâu sắc cảm thông, sự trách móc đầy ai oán chính bản thân mình:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.”

Ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã để lộ ra hình ảnh lặng lẽ của người vợ, tần tảo sớm chưa để kiếm miếng cơm manh áo, lo cho chồng con. Đó là bố cục chính xuyên suốt cả bài thơ, hình ảnh người phụ nữ giàu tính hy sinh, “tam tòng tứ đức” cứ dần hiện ra một rõ hơn. Bên cạnh đấy là sự cảm thông sâu sắc, sự thương yêu rất đỗi chân thành của người chồng.

Với công việc buôn bán, người vợ với cả một gia đình phía sau đang gánh vác trên vai một trách nhiệm nặng nề, hai câu thơ đầu tiên đã cho ta hình dung được dáng người phụ nữ với đức tính cần cù, dãi dầm nắng mưa, luôn khao khát có được một cuộc sống no đủ:

Xem thêm:  Phân tích cảm hứng lãng mạn và âm hưởng bi tráng trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Ông cha ta thường có câu lưu truyền rằng “ phi thương thì bất phú” có nghĩa là: không kinh doanh, buôn bán thì không thể làm giàu được, bà Tú cũng có một cái nghề tương tự, nhưng đừng nói đến giàu đủ mà nghe cho ngượng ngịu, chỉ mong kiếm được miếng cơm, manh áo cho qua ngày đã là rất may rồi. Có lẽ bà Tú đã quá quen với công việc của mình, quen với nơi mà bà vẫn lặn lội buôn bán kiếm sống, đó là “mom sông”. Hai từ “mom sông” nghe thật chật hẹp và bấp bênh. Có lẽ đây được gọi là chợ tạm, hình ảnh vài ba chiếc thuyền con qua lại, vài người phụ nữ vội vàng với đôi quang ghánh trên vai, một vài bó rau, một vài con cá. Thế là hình ảnh một khu buôn bán đơn sơ, chật hẹp đã được dựng nên. Dãi nắng dầm mưa sớm ngày, công việc vất vả, khó nhọc ấy cứ được lặp đi lặp lại hết ngày này qua ngày khác, và dường như không thấy đâu ngày nghỉ. Hai từ “quanh năm” một khoảng thời gian xuyên suốt, dài đẵng đẵng hết tháng này sang tháng khác, hết mùa này sang mùa khác. Và có lẽ công việc của bà Tú cũng không chỉ dừng lại ở một năm ấy thôi, mà sẽ là những năm tiếp theo hay cả cuộc đời của bà. Cái công việc bươn trải. Không biết cái công việc nặng nhọc ấy của bà Tú, với đồng tiền buôn bán chắt chiu ít ỏi ấy liệu có thay đổi được số phận của cả một gia đình với 6 cái miệng ăn, 5 người con, và một người chồng “ vô dụng”. Hay bà cũng chẳng có một ước muốn gì cao sang, người phụ nữ chỉ đơn giản lặng lẽ hy sinh mong chồng con có đủ cơm ăn, áo mặc.

Hai câu thơ tiếp theo, cho chúng ta thấy rõ hơn về sự thăng trầm đầy vất vả, sự khó nhọc trong công việc của bà Tú:

Xem thêm:  Nghị luận xã hội: Câu chuyện về chàng trai khiếm thị

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Hình ảnh người vợ được Tú Xương đem đặt ngang với hình ảnh con cò. Chân dung về người phụ nữ Việt Nam càng trở nên rõ nét, cần mẫn, chăm chỉ suốt ngày đêm để kiếm sống mà không màng đến bản thân. Công việc khó khăn là thế đấy, phải bươn chải, lăn lộn ở nơi được gọi là cái “chợ tạm”. Khi “quãng vắng” thì “lặn lội”, “buổi đò đông” thì trở nên yếu đuối, lép vế, phải chịu cảnh “eo sèo”. Hai câu thơ là hai bức tranh hoàn toàn trái ngược nhau, một bên thì vắng tanh, lạnh lẽo, không một bóng người; một bên lại là cảnh bon chen, xô lấn. Bà Tú như bị kẹp ở giữa hai nghịch cảnh trớ trêu này, không bên nào đem lại được cho bà một chút khởi sắc để bà có thể buôn bán dễ dàng hơn chút ít. Và từng giọt mồ hôi xen lẫn từng dòng nước mắt đã trực tuôn trào đầy chưa xót, mặn đắng.

Khó khăn là vậy, nhọc nhằn là vậy, nhưng bà Tú vẫn cứ lặng lẽ sớm trưa, không một lời than thân trách phận:

“Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công”

Những khó khăn như đang chồng chất ngày một đầy, đè nặng lên đôi vai của người vợ “năm nắng”, “mười mưa”, cái gánh nặng chẳng thể nào đo đếm được đang dồn nén lên đôi vai gầy gò, ốm yếu. Hơn nữa, bà còn phải mang thêm một gánh nặng khác của chính cuộc đòi bà, đó là người chồng. Nhưng bà tú vẫn không một lời kêu ca, trách móc, bà chập nhận với số phận khó nhọc của mình “âu đành phận”, và luôn nỗ lực hết mình cho cái trách nhiệm nặng nề ấy “dám quản công”. Tác giả như thấu hiểu được nỗi lòng của người vợ, một sự cảm phục về sự phi thường trước những khó khăn. Bà Tú chính là hình ảnh đại diện cho người phụ nữ Việt Nam tần tảo, đức tính hy sinh cao cả.

Tú Xương như thấu hiểu một cách chân thành cho những gì mà bà Tú phải chịu đựng, ông đã tự trách móc chính bản thân mình một cách cay đắng, mà đúng ra những lời này sẽ là bà Tú nói ra chứ không phải ông:

Xem thêm:  Ích kỷ là gì – Nghị luận xã hội về tính ích kỷ

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.”

Lời chửi chua chát được cất lên một cách bộ chực “ cha mẹ thói đời ăn ở bạc”. Đây không phải là người vợ đang chửi chồng, mà đó là tác giả đang tự chửi chính bản thân mình. Một ông chồng bạc bẽo, vô tích sự, không làm tròn trách nhiệm thực sự của một người chồng, không phải là trụ cột cho gia đình, mà thậm chí là chẳng giúp được gì cho gia đình, vợ con. Hai từ “hờ hững” nghe thật buồn thay, người chồng tự cảm thấy như mình chẳng hề tồn tại, một sự đau đớn vô thường “có như không”.

Qua đó càng thể hiện rõ nét hơn hình ảnh của người vợ, người mẹ với lòng thương yêu chồng con, tần tảo, lam lũ, nguyện gánh vác và hy sinh bản thân để gai đình có một cuộc sống no đủ.

Đứng từ xa để quan sát, Tú Xương đã nhìn nhận hoàn toàn hình ảnh người vợ với bao nhọc nhằn, vất vả. Là sự thấu hiểu, cảm thông với những gì người vợ phải chịu đựng. Là sự trách móc, dằn vặt trước những bất lực của bản thân. Bài thơ Thương Vợ đã nói thay cho tiếng lòng đầy chua chát của tác giả, một nỗi cảm thông sâu sắc, một tình thương yêu chân thành giành cho người vợ.

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status