Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn trong tác phẩm Lục Vân Tiên
Hướng dẫn
Đại diện cho cái ác là nhân vật Trịnh Hâm, hành động của hắn rất bất nhân, nỡ tâm hãm hại Lục Vân Tiên là một con người vô tội đang cơn hoạn nạn, không nơi nương tựa, đặc biệt là khi con người không còn khả năng chống đỡ nữa.
Hắn là tên phản bội bạn bè, phản lại chính lời hứa của mình là sẽ giúp đỡ đưa bạn về quê, thật là một tên bội nghĩa ít thấy trong đời.
Hành động của hắn có chủ mưu, có tính toán trước, trói tiểu đồng ở trong rừng cho cọp ăn hoặc chết đói, sau đó về, mới đưa Vân Tiên xuống thuyền chờ đêm khuya vắng vẻ xô bạn xuống vời, giả bộ kêu cứu:
Đêm khuya lặng lẽ như tờ
Nghênh ngang sao mọc mịt mờ sương bay…
… Trịnh Hâm khi ấy ra tay
Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời…
Hắn giết người hiền lành, không có chút khả năng chống đỡ mà không mảy may cắn rứt lương tâm. Cái ác đã ngấm sâu trong tâm địa hắn, len lỏi vào mối quan hệ đáng ra là cao quý, “tình bạn” một trong tình cảm cao đẹp trong “ngũ luân” của đạo Nho vậy. Tuy xã hội đầy rẫy những kẻ ác nhưng Nguyễn Đình Chiểu không mất lòng tin ở con người.
Hình ảnh ông ngư là hình ảnh đối lập với Trinh Hâm, như cái thiện đối lập với cái ác, cái cao cả đối lập với cái ti tiện thấp hèn, ánh sáng đối với bóng tối…
Hình ảnh ông Ngư trong sáng và cao đẹp qua những việc làm và lời nói rất chân thật.
… “Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ
Hối con vầy lửa một giờ
Ong hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày…
Trước đó Vân Tiên được con “giao long” cứu, tiếp đến là được lòng từ thiện của cả nhà ông ngư cứu giúp.
Bằng những câu thơ mộc mạc, tác giả lột tả lòng chân thực đối với việc cứu giúp Vân Tiên mà còn có ý định nuôi nấng khi không còn có sức lao động để sống:
… Ngư rằng: Người ở cùng ta
Hôm mai hẩm hút một nhà cho vui…
Tuy không biết Vân Tiên là ai, tốt hay xấu, nhưng thấy chàng mù loà, dáng vẻ thư sinh là ông ngư thể hiện tâm lòng bao dung đầy ân tình và rất mực khẳng khái:
Dốc lòng nhăn nghĩa, hú chờ trả ơn…
Đặc biệt là ở ông ngư có hẳn một đạo lí sông. Trên chiếc thuyền nan ấy, ngư ông đã sống một cuộc đời giữa thiên cao rộng, hoà nhập với thiên nhiên, bàn bạc với thiên nhiên.
Phải chăng do ít va chạm với cuộc sống nên dù cái ác thời đó mọc lên như nấm nhưng không len lỏi được vào suy nghĩ và hành động của ông… Ông ung dung thanh thản làm chủ cuộc đời mình, tìm thấy niềm tin vui trong lao động tự do.
Hình ảnh ông ngư là tượng trưng niềm vui và ước mơ của tác giả về cuộc đời, về con người. Vì vậy khi tâm sự với Vân Tiên, tiếng nói của ông như đang ngân nga cất giọng hát. Trong âm thanh nhịp điệu của lời ca, nghe như có tiếng đàn réo rắt đệm theo:
… Nước trong rửa ruột sạch tr<tn
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây
Rày doi mai vịnh vui vầy
Ngày kia hứng gió, đêm này chơi trăng…
Như vậy lão nga đã rũ bỏ danh lợi, tìm về với sông nước “rửa ruột sạch trơn” nay vào vịnh, mai ra khơi, ngày hứng gió, đêm bè bạn với trăng thanh, lão ngư đã chọn một cái thiện như hai câu trong “Tam tự kinh”: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”… cái thiện thể hiện trên cả hình hài thể xác lẫn tâm hồn. Cuộc sống của ông nói đến chữ “vui”: “vui vầy”, “vui thầm”, “vui say”. Càng về cuối khúc hát càng bay bổng. Men rượu đã ngấm, hồn thơ cất cánh, ông như một “Tiên ông” đã cao đạo hơn đời:
Kinh luân đã sẩn trong tay
Thung dung dưới thế, vui say trong đời
Thuyền nan một chiếc ở đời
Tắm mưa chải giỏ trong vời Hàn Giang…
Kết cấu của đoạn này, giống kết cấu của nhiều truyện Nôm khác. Người bị* hãm hại bao giờ cũng được cứu giúp, làm việc cứu giúp có thể do bàn tay con người cũng có thể do lực lượng siêu nhiên (như Lục Vân Tiên được con giao long đưa vào bờ, rồi mới đến bàn tay giúp của ông Ngư). Đến như chú Tiểu đồng bị Trịnh Hâm trói trong rừng được sơn quân cởi trói. Sau này Vân Tiên bị bỏ vào hang sâu cũng được thần núi và ông tiên cứu ra, Nguyệt Nga nhảy xuống sông tự tử được Phật bà quan âm đưa về vườn hoa họ Bùi. Vân Tiên – nhân vật chính – trong tác phẩm cũng được tiên ông chữa khỏi mù mắt..
Dùng hình thức kết cấu này, tác giả muốn minh chứng cho một quan niệm sống được lưu hành phổ biến trong nhân dân ta: “Ở hiền gặp lành” “ác giả thì ác báo” và người đọc không thể không thấy ông ngư, ông tiều cũng chính là sự phản thân của Lục Vân Tiên và cũng chính là quan điểm sống của tác giả:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà…
oNhận xét
Thể hiện niềm tin là quan điểm của Nguyễn Đình Chiểu: người thiện không bao giờ bị tiêu diệt. Bài viết đã minh định cái thiện dù bị hãm hại nhưng vẫn luôn được trợ giúp để vô hiệu hoá cái tàn bạo của cái ác. Người đọc vừa thương Lục Vân Tiên vừa thầm cảm mến ông chài.
Nguồn Vietvanhoctro.com