Phân tích hình ảnh đôi bàn tay của Tnu

Đề bài: Phân tích hình ảnh đôi bàn tay của Tnu

Bài làm

Tnu – người anh hùng táo bạo nhưng lại đầy vẻ dễ thương của núi rừng Tây Nguyên đã bước vào trang văn của Nguyễn Trung Thành một cách rất tự nhiên. Tnu – một đứa trẻ mồ côi, được lớn lên trong vòng tay bao bọc của dân làng Xôman dưới rừng xà nu đại ngàn, xanh ngắt. Không có cha, không có mẹ, Tnu trưởng thành như một vị anh hùng từ trang sử thi mang tên Rừng xà nu của nhà văn. Tác phẩm mang tên loài cây đặc trưng của Tây Nguyên nhưng nội dung chính lại nói về con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Ở đó, nhân vật trung tâm là Tnu, là đôi bàn tay gan góc đã trải qua bao biến cố khốc liệt của cuộc đời, của Cách mạng.

Khi còn nhỏ, đôi bàn tay ấy cũng giống như bao bàn tay lành lặn khác. Tnu dùng nó để chặt củi, xách nước, lên rẫy trồng cây, làm mọi việc để nuôi cán bộ. Đôi bàn tay nắn nót từng nét chữ đầu đời. Nhưng cũng chính đôi bàn tay ấy trong phút chốc bồng bột đã đập bể cái bảng vì học chữ thua Mai, rồi cầm đá tự đập vào đầu máu chảy ròng ròng. Đôi bàn tay táo bạo, gan góc. Đôi bàn tay gìn giữ và đưa biết bao lá thư của các chiến sĩ trong cuộc cách mạng. Việc ấy đâu phải đơn giản, vậy mà Tnu vẫn làm băng băng trong tinh thần hăng hái, sẵn sàng. Khi bị giặc bắt, dù bị tra tấn dã man, Tnu không những không chịu khai nửa lời, mà còn tự chỉ tay vào bụng mình nói cộng sản ở đây này. Cách mạng lớn lao, đất nước mênh mông và quân thù hiểm ác, đôi bàn tay Tnu tuy nhỏ bé thế thôi nhưng đã mang lý tưởng lớn cho cuộc chiến đấu của Tây Nguyên, của dân tộc. Hành động chỉ tay vào bụng mình như một lời khẳng định lý tưởng cách mạng không phải ở đâu xa xôi, mà ở ngay trong tâm hồn mình. Đôi bàn của sự trung thành, nhiệt huyết đã cùng Tnu vượt qua bao súng đạn của quân thù.

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ: Cáo mượn oai hùm

Cũng chính đôi bàn tay ấy đã nắm lấy tay Mai, cùng Mai xây dựng cuộc đời mới. Chỉ tiếc rằng, đôi bàn tay Tnu đã không cứu được mẹ con Mai. Họ đã ra đi vĩnh viễn trong vòng tay vững chãi của Tnu. Bởi Tnu chỉ có hai bàn tay không, trong khi quân giặc có súng, có những loại vũ khí hiện đại. Đó cũng chính là một bài học sâu sắc cho Cách mạng nước nhà, rằng vũ khí chiến đấu là điều rất quan trọng. Bọn chúng cầm súng, mình cũng phải cầm giáo, đó là quy luật tất yếu của một cuộc chiến.

Vì chỉ có tay không, nên Tnu đã bị giặc bắt, bị tra tấn, bị tẩm nhựa xà nu lên mười đầu ngón tay và đốt. Một ngón, hai ngón, ba ngón… cả mười đầu ngón tay Tnu bốc cháy như mười ngọn đuốc sáng. Tnu không cảm thấy lửa trên tay nữa, mà lửa đang cháy rạo rực trong lồng ngực. Bao nhiêu hận thù dồn nén, mối thù nhà, mối thù nước hòa lẫn vào mười ngọn đuốc đang rực cháy ngay trước mắt Tnu. Tnu ngã xuống lúc nào không biết. Khi tỉnh dậy đã thấy xác mười tên lính nằm gọn bên đống lửa xà nu đốt giữa nhà. Lửa trên tay Tnu cũng đã tắt. Nhưng mười ngón tay đã không còn. Sự mất mát đau thương ấy còn gợi cho người đọc đến những điều tang thương khác của cuộc Cách mạng. Cuộc chiến nào mà không đổ máu dù là người thắng hay kẻ thua.

Xem thêm:  Suy nghĩ về phong trào ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”

Đôi bàn tay đã không còn lành lặn, nhưng ý chí và trái tim Tnu vẫn luôn sục sôi một niềm quyết tâm đánh đuổi quân thù. Đôi bàn tay dù chỉ còn hai đốt vẫn có thể cầm súng. Tnu gia nhập quân đội như một điều tất yếu. Nguyễn Trung Thành đã dựng lên hình tượng đôi bàn tay ấy như một huyền thoại về sức mạnh của khối đoàn kết cộng đồng, gắn bó mạch sống của đất, của rừng, của con người Tây Nguyên. Họ đã sớm giác ngộ cách mạng, sớm nhận ra nguyên tắc tất yếu của cuộc chiến, rằng: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo! Còn sống ngày nào, ta còn chiến đấu ngày đó. Giống như Tnu, dù đôi bàn tay đã cụt đốt, nhưng ý chí chưa bao giờ vơi. Anh là người anh hùng tiêu biểu cho dân làng Xôman, cho những con người gan dạ, can đảm trên mảnh đất Tây Nguyên.

Qua hình ảnh đôi bàn tay của Tnu, nhà văn Nguyễn Trung Thành một lần nữa muốn khẳng định sức mạnh nhân dân ta khi đứng trước kẻ thù. Dù chúng có hung ác đến đâu, có tàn bạo thế nào, nhân dân ta cũng không bao giờ chịu khuất phục. Đó cũng chính là lý do đã làm nên chiến thắng, mang lại nền hòa bình cho đất nước ta như ngày hôm nay. Đôi bàn tay của anh còn một bài học sâu sắc, là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo, phấn đấu gìn giữ và dựng xây đất nước ngày một tươi đẹp hơn.

Xem thêm:  Em hãy tả lại hình ảnh thầy giáo hoặc cô giáo của em vào ngày 20 tháng 11.
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status