Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Bài làm
Thơ ca Cách Mạng Việt Nam luôn luôn được tôn vinh là tài sản vô giá của dân tộc, lý do là thơ ca cách mạng luôn phản ánh được cả một giai đoạn đấu tranh lịch sử đấu tranh vô cùng hào hùng của dân tộc Việt Nam. Góp cho mình tiếng nói chung vào bài ca chung của cách mạng Việt Nam, nhà thơ Quang Dũng đã xây dựng lên hình ảnh người lính Tây Tiến hào hoa, cũng như như thật anh hùng.
Quang Dũng xây dựng lên một hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trở thành hình tượng đẹp nhất, một hình ảnh thật đáng tự hào nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Những người lính được Quang Dũng xây dựng lên chính là những người sống có lí tưởng sẵn sàng lấy máu mình để có thể tô thắm lá cờ cho Tổ quốc Việt Nam thêm đỏ.
Cái tên "Tây Tiến" là tên của một đơn vị bộ đội được thành lập năm 1947 chính giữa những ngày đầu vô cùng gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hình ảnh người lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội ở trong đó có nhiều học sinh, sinh viên, trí thức trẻ. Hoạt động của đoàn binh này chủ yếu là trên địa bàn rừng núi Tây Bắc dang đến vùng Thượng Lào và để bảo vệ biên giới Việt – Lào. Mặc dù những người lính sinh hoạt vô cùng thiếu thốn và gian khổ nhưng lính Tây Tiến dường như cứ vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng. Bài thơ chính là một nỗi nhớ da diết của tác giả Quang Dũng với đoàn quân Tây Tiến.
Người đọc có thể nhận thấy được, khi đọc bài thơ trước hết là khổ thơ đầu của bài, tác giả Quang Dũng thể hiện sự thể hiện nỗi nhớ của mình về đoàn quân Tây Tiến bằng hình ảnh bi tráng thể hiện qua đoạn thơ đầu tiên:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Có thể nhận thấy được được nỗi nhớ ấy bắt đầu bằng tiếng gọi Tây Tiến “ơi” Tiếng gọi đó của Quang Dũng sao mà nghe tha thiết như thế, nó như vọng vào không gian của con sông Mã. Tiếng gọi như thôi thúc nhà thơ quay ngược lại với những kỉ niệm thời xưa để vọng nhớ về một thời cùng nhau kháng chiến với biết bao nhiêu buồn vui. Đoạn một gợi nhắc địa danh lạ lùng khiến cho người đọc cảm nhận thấy được một sự khó khăn, vất vả mà những người lính Tây Tiến phải trải qua.
Tát cả những khó khăn của người lính tây tiến lại trở nên đẹp đẽ và nên thơ trong những vần thơ của tác giả Quang Dũng. Thực sự đó chính là những gian nan mà những người lính phải trải qua, biết bao nhiêu gian nan đó lại càng tô đậm vẻ đẹp bi tráng của họ – những con người làm lên đất nước. Vực thì sâu thăm thẳm mà con dốc cũng cứ hun hút đến ghê người.
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Sử dụng những câu thơ đặc biệt giàu tính tạo hình và biểu cảm, hình ảnh dốc núi miền Tây Bắc lúc này cũng đã được miêu tả hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng cũng lại đều khắc họa được đồng thời cả sự hiểm trở lẫn vẻ đẹp hùng vĩ khung cảnh thiên nhiên thật kì thú. Với bức tranh thiên nhiên này thì hình ảnh của người lính Tây Tiến lúc này đây cũng hiện lên thật lạc quan, thật mạnh mẽ. Trong thiên nhiên như thật hoang sơ, thật kỳ vĩ đó thì người lính Tây Tiến như thật lưu luyến nhớ thương quê hương.
Hoạt động ở noi núi rừng hoang vu như vậy thì cũng đã lại khiến cho chân dung của người chiến sĩ như mới thật hào hùng và thật mạnh mẽ. Những người lính họ đã hành quân gian khổ trên vùng đất hoang sơ, dữ dội, vắng bóng người để có thể bảo vệ cho đất nước, cho quê hương. Có thể nhận thấy được bao nhiêu sự vất vả, gian truân này đã góp phần làm thêm đẹp tâm hồn người lính Tây Tiến.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Từ láy "dãi dầu" đã thể hiện toàn bộ những vất vả, nhọc nhằn của các anh khi hành quân qua miền Tây, khi vượt qua những núi cao, vực sâu, thác ghềnh dữ dội, vượt qua những nắng mưa, sương gió miền Tây… Hai câu thơ tựa như một bức kí họa đầy ấn tượng về người lính Tây Tiến, bao nhiêu sự hồn nhiên của người lính cũng đã lại được thể hiện qua những phút giây vô cùng mệt mỏi và bỏ lại sau đó những khó khăn vất vả, bỏ lại cả sự hiểm nguy nữa. Câu thơ như nói đến hiện thực thế nhưng cũng lại nói đến một sự hi sinh lớn lao của người lính.
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến
Tiếp theo thì hình ảnh người lính lại hiện ra với biết bao nhiêu sự hồn nhiên, cùng với tinh thần vô cùng vui vẻ và lạc quan. Hình ảnh người lính liên hoan cùng với các cô gái Viên Chăn xinh đẹp với tình quân dân thật thân thiết. Người lính Tây Tiến như hiện ra với vẻ đẹp oai hùng mà cũng hồn.
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Trong buổi liên hoan vui nhộn như vậy thì người lính như đang ngỡ ngàng với vẻ đẹp của người thiếu nữ. Hòa chung với tiếng khèn – một nhạc cụ đặc trưng của người dân tộc miền núi cũng đã khiến cho buổi liên hoan vui nhộn. Ánh lửa bập bùng, tình quân dân như thể hiện rõ rệt hơn. Thông qua đoạn thơ người đọc có thể dễ dàng nhận thấy được cho dù ở trong lúc thoải mái nhất, vui vẻ nhất thì tâm hồn của người chiến sĩ vẫn cứ luôn hướng về lý tưởng cách mạng vô cùng cao đẹp.
Với bốn câu sau là khung cảnh chia tay trên nền sông nước Tây Bắc vừa thực vừa mộng hoang vắng, một khung cảnh thiên nhiên thật tĩnh lặng, buồn thi vị.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Khác với không gian vui tươi trước đó thì Quang Dũng lại miêu tả không gian như đẹp lãng mạn và ảo diệu hơn. Có thể thấy được chính cái dữ dội, cái khốc liệt của chiến tranh lúc này như được nhìn nhận bởi một hình ảnh thật nhẹ nhàng và thơ một biết bao nhiêu. Tất cả khó khăn, tất cả gian khổ lúc này lại trở thành thơ mộng biết bao nhiêu. Trên nền của không gian thơ mộng đó thì hình ảnh con người cũng hiện lên với những vẻ đẹp vô cùng khỏe khoắn, vô cùng vui tươi.
Sự kiên cường của người lính được tôi luyện chính bởi sự khó khăn, vất vả trên đường hành quân mà người lính phải chịu. Hơn hết trong họ lại có một trái tìm tràn đầy sức trẻ, yêu tổ quốc. Tất cả điều đó như không hề làm phôi pha ý chí và lòng quyết tâm của chiến sĩ .
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Hình ảnh người lính Tây Tiến lại được tái hiện rất rõ ràng, không chỉ khó khăn trên chiến trường chiến đấu, mà còn rất nhiều câu truyện về bệnh tật, khí hậu khắc nghiệt,…cũng được đưa vào thơ Quang Dũng. Khi đi hành quân thì căn bệnh đáng sợ khiến cả binh đoàn bị rụng hết tóc được tác giả Quang Dũng khai thác hết sức chân thực của người lính Tây Tiến. Cho dù khó khăn khắc nghiệt nhưng tinh thần chiến đấu chưa bao giờ chùn bước cả. Người đọc cũng sẽ mãi còn ám ảnh hình ảnh quân xanh màu lá chính là những hình ảnh gầy gò ốm nhưng không hề yếu mà vẫn dữ oai hùm. Đôi mắt như cứ trừng trừng gợi ra một ánh mắt của sự thách thức, sự căm hờn giặc. Người lính Tây Tiến họ đều là những thanh niên, học sinh, sinh viên Hà thành, hành trang của họ khi đi ra chiến trường luôn luôn đượm mùi sách vở. Họ đã quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, trong chiến đấu lúc nào họ cũng luôn hướng về quê nhà với hình ảnh bóng hồng trong lòng họ. Chiến trường khắc nghiệt là thế, người lính không thể thoát khỏi mưa bom bão đạn được cho nên có rất nhiều người đã ngã xuống, đã về với đất mẹ yên nghỉ. Nhưng họ đã góp một phần lớn vào công cuộc bảo vệ đất nước.
Cả bài thơ Tây Tiến chính là một nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với đơn vị Tây Tiến. Nhà thơ Quang Dũng cũng luôn nhớ đến những chặng đường hành quân với bao nhiêu thiếu thốn, gian khổ và có cả sự hinh sinh, mất mát, nhưng vượt lên tất cat thì đó chính là những kỷ niệm đẹp. Tác giả Quang Dũng đã khắc họa được thành công hình tượng của người lính Tây Tiến như cũng thật hào hoa, hào hùng bi nhưng không lụy mà bi hùng.
Có thể thấy được chính dưới ngòi bút hào hoa của Quang Dũng thì tất cả những hình ảnh về những người lính Tây Tiến vừa đôn hậu lại vừa giản dị lại hết sức khí phách. Thông qua đây thì chúng ta cũng sẽ cảm nhận thấy được những vẻ đẹp bi tráng của những chiến binh Tây Tiến để khiến cho chúng ta như càng yêu thêm quê hương, đất nước ta. Hình tượng người lính Tây Tiến sẽ mãi mãi là một bức tượng đài bi hùng khắc tạc vào thế kỷ lưu truyền đến muôn đời.
Minh Tân