Phân tích khổ thơ thứ ba bài Bên kia sông Đuống

Đề bài: Phân tích khổ thơ thứ ba bài “Bên kia sông Đuống”- văn lớp 12

Bài làm

Nhà thơ Hoàng Cầm là một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Các tác phẩm của ông thường gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông đã từng tham gia các phong trào cứu quốc, tham gia hoạt động văn nghệ phục vụ các anh em chiến sĩ cách mạng, nên trong mỗi bài thơ của mình Hoàng Cầm thường gửi gắm tình cảm yêu quê hương đất nước trong đó.

Bài thơ “Bên kia sông Đuống” viết năm 1948 sau khi cách mạng tháng 8/1945 thành công, thể hiện nỗi lòng của tác giả trước hình ảnh quê hương Kinh Bắc một vùng đất trù phú bị giặc chiếm đóng càn quét, cảnh nhà ta của nát điêu tàn.

Tác giả Hoàng Cầm đã vô cùng tinh tế khi vẽ lên một bức tranh quê hương sông Đuống của mình với những nét yên bình, trong xanh, sự trù phú màu mỡ của cây cỏ, hóa lá. Vùng đất Kinh Bắc là vùng đất nổi tiếng với những câu hát quan họ trao duyên, có các liền anh liền chị, áo tứ thân, yếm thắm, nón quai thao hát bài “người ơi người ở đừng về” là say đắm lòng người. Đây cũng là vùng đất nổi tiếng giàu có, phồn thịnh của nước ta xưa kia.

Vùng đất Kinh Bắc cũng là vùng nổi tiếng có nhiều nghề thủ công mỹ nghệ, như nghề vẽ tranh đông hồ, nghề buôn bán…Những người phụ nữ vùng đất này rất thông minh tháo vát, đảm đang, nhanh nhẹn… vừa khéo chiều chồng lại khéo chăm con.

Một vùng quê đang bình yên tươi đẹp như vậy bỗng nhiên chìm trong biển lửa, khói đạn điều tàn, bởi lũ giặc tàn ác từ đâu kéo đến, mang lưỡi dao, súng đạn của mình gieo chết chóc tang thương lên người dân vô tội. Một vùng quê vốn phồn vinh, trù phú thì nay tiêu điều hoang lạnh…khiến cho tác giả vô cùng đau đớn, thương quê hương, thương đồng bào của mình.

Xem thêm:  Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội trong bốn câu thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi

Khổ thơ thứ ba là khổ thơ mà tác giả Hoàng Cầm tập trung để khắc họa nét đẹp của quê hương mình, và tố cáo tội ác của giặc khi đã gây ra cuộc chiến tranh phi nghĩa đẫm máu ở Việt Nam.

Nó thể hiện tâm trạng, đau đớn, rụng rời chân tay của tác giả khi nghe tin quê nhà bị giặc chiếm đóng, những cảm xúc xót xa, dâng trào mãnh liệt khiến cho tác giả làm bài thơ này với những tình cảm chân thành nhất.

“Bên kia sông Đuống

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Quê hương ta từ ngày khủng khiếp

Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn

Ruộng ta khô

Nhà ta cháy

Chó ngộ một đàn

Lưỡi dài lê sắc máu

Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang

Mẹ con đàn lợn âm dương

Chia lìa trăm ngả

Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã

Bây giờ tan tác về đâu?”

Tác giả mở đầu khổ thơ thứ ba bằng một câu thơ quê thuộc gần gũi nhưng chỉ rõ ranh giới phân chia giữa vùng đất tự do, và một vùng đang bị giặc chiếm đóng bằng câu thơ “Bên kia sông Đuống”

Bên kia, là hai từ rất gần gũi nhưng bỗng nhiên lại trở nên rất xa xôi bởi những ngăn trở vô hình. Tác giả đã vẽ lên một vùng quê với bề dày lịch sử, nền với hóa truyền thống lâu đời. Khi nhớ về quê hương tác giả như nhớ tới hương vị đậm đà, nồng đượm của vị nếp thơm nồng trong mùa gặp.

Mùi lúa chín thơm ngào ngạt, vị hương cốm của những đêm trăng rằm, mùi thơm của rượu được làm từ nếp cái hoa vàng trong những ngày lễ Tết…Những kỷ niệm đặc trưng, những món ẩm thực của vùng đất Kinh Bắc đã đi sâu vào trong tâm khảm của nhà thơ từ ngày còn thơ bé.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Con người ở vùng đất này vốn nổi tiếng tài hoa, nhanh nhẹn họ đã sáng tạo ra loại tranh Đông Hồ trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam, với những hình ảnh con người lao động vui chơi, thể hiện những sinh hoạt thường ngày của con người như ngửa váy hứng dừa, đám cưới chuột, bịt mắt bắt dê…

Đây là vùng đất trù phú phồn thịnh, mọi thứ đều rất bình yên sinh sôi nảy nở, cuộc sống của con người nơi đây vô cùng thanh bình, thể hiện những niềm vui rộn rã.

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.

Cuộc sống của con người đang bình yên, hạnh phúc thì bỗng từ đâu lũ giặc mắt xanh, mũi lõ, xì xồ cướp bóc. Chúng mang cái mác khai hóa văn minh tới nước ta nhưng thực chất âm mưu cướp tài nguyên thiên nhiên của đất nước ta mang về nước họ. Biến dân ta từ chỗ tự do thành nô lệ, phụ thuộc vào nước khác.

Chúng đầu độc dân ta bằng ma túy và rượu cồn để người dân ta chìm trong men say hưởng lạc, mụ mị đầu óc để chúng dễ bề cai trị chúng ta.

Ruộng ta khô.

Nhà ta cháy…

Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang.

Mẹ con đàn lợn âm dương

Chia lìa đôi ngả

Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã

Bây giờ tan tác về đâu.

Hình ảnh con người, thiên nhiên hiện lên thật tan tác, đau đớn… lũ giặc đã gieo sự chết chóc, lên khắp hang cùng ngõ hẻm của dân tộc ta. Khiến cho mẹ con đàn lợn âm dương cách biệt, chó chết từng đàn, những vết máu chiều loang lổ, thể hiện sự tang tóc, điêu tàn. màu sắc quê hương đang vui tươi, sinh động thì nay u ám, thê lương, phủ màu chết chóc, thê lương…

Xem thêm:  Phân tích truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Tác giả Hoàng Cầm sử dụng câu hỏi tu từ “bây giờ tan tác về đâu” câu hỏi thể hiện sự xót xa, chua chát của tác giả trước cảnh quê hương bị giặc xâm chiếm, những nét truyền thống tươi đẹp gắn liền với quê hương Kinh Bắc giờ đi đâu về đâu, còn hay mất trước cảnh chết chóc điêu tàn, hoang lạnh này…

Trong khổ thơ thứ ba này tác giả đã vẽ lên hai bức tranh hoàn toàn đối nghịch với nhau. Một bức tranh nói về quá khứ quê hương tươi đẹp với những nét văn hóa truyền thống lâu đời gắn liền với những người dân vùng Kinh Bắc. Và một bức tranh hiện tại tang tóc, màu khói hương, chết chóc thê lương.

Qua đoạn thơ thứ ba này thể hiện tội ác của lũ giặc cướp nước, thể hiện lòng căm thù, oán hận của tác giả Hoàng Cầm trước tội ác của bè lũ xâm lược.

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status