Phân tích nhân vật Mị trong Vợ Chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài

Đề bài: Phân tích nhân vật Mị trong Vợ Chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài

Bài làm

Một tác phẩm viết về đồng bào Mèo ngay chính trong quá trình đấu tranh giành quyền sống tự do, hạnh phúc luôn phải trải qua biết bao nhiêu đau thương và cay đắng. Và không thể không khắc đến tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài cũng đã diễn tả được đời sống của nhân dân Tây Bắc trong bối cảnh cuộc kháng chiến của dân tộc đặc biệt là thông qua nhân vật Mị.

Với cách kể chuyện sắc sảo của nhà văn thì nhân vật Mị cũng hiện lên thật rõ nét. Mị được biết đến chính là một cô gái miền núi xinh đẹp, ở Mị đẹp chẳng khác gì như một đóa hoa rừng Tây Bắc, tươi tắn, đầy sức sống và lại còn có tài thổi sáo nữa. Có thể nhận thấy được hình ảnh “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị hết núi này sang núi khúc” như đã nói lên được nhan sắc cũng như tài năng của Mị. Và Mị xứng đáng được nhiều người yêu “Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”. Nhưng chính vì hoàn cảnh nghèo, Mị lúc này đây cũng không có được hạnh phúc như mình mong ước một chút nào khhi mà Mị về làm dâu gạt nợ trong nhà thống lý Pá Tra. Nhà Mị có một món nợ truyền kiếp với nhà thống lý Pá Tra, không trả được nợ nữa thì Mị vì thương cha mẹ mà chấp nhận số phận của một người con dâu gặt nợ. Cuộc sống như một kẻ nô lệ, Mị dường như cũng cứ bị chiếm đoạt sức lao động và lúc này đây thì cả cuộc đời con gái bị vùi dập đau đớn đến ê chề. Nhận ra được hoàn cảnh khó khăn trong nhà thống lý Mị cũng đã nghĩ đến cái chết nhưng vì thương cha mẹ mà Mị mới thôi.

Xem thêm:  Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo

Khi mà Mị quay trở lại nhà thống lý, người con gái hiếu thảo ấy thì cũng đã lại đành buông xuôi cho số phận theo một quy luật thích nghi nghiệt ngã đó chính là “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Mị cũng ý thức được nỗi khổ của mình trong nhà thống lý, sống không bằng con trâu, con ngựa. Mị nghĩ rằng con trâu con ngựa có lúc được ăn đêm, đứng gãi chân nhai cỏ còn đàn bà con giá trong nhà thống lý thì cứ quần quần công việc cả nhà. Mị như bị bửa vây trong vòng luẩn quẩn của công việc và mặt lúc nào cũng thật buồn rười rượi biết bao nhiêu.

Nhà văn Tô Hoài cũng đã miêu tả cho thấy gia cảng giàu sang nhà thống lý Pá Tra luôn có kẻ hầu người hạ rất nhiều. Bản thân Mị là con dâu nhưng cũng chỉ là nô lệ, và Mị cũng chỉ là một công cụ lao động biết nói không hơn không kém. Người đọc cũng có thể nhận thấy được cũng trong suốt nửa đầu tác phẩm, người đàn bà ấy gần như lặng câm, Mị dường như cũng cứ sống âm thầm cô độc, tối tăm nhẫn nhục và cô cũng không mảy may hi vọng có sự đổi thay nào cả. Thế nhưng trong người con gái đó vẫn như có được một ngọn lửa ham sống, tình yêu thương như in sâu vào trong tiềm thức của Mị.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội : Bản sắc Việt trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Phân tích nhân vật Mị trong Vợ Chồng A Phủ

Nhà văn Tô Hoài như cũng đã miêu tả được chính những đêm tình mùa xuân tới, nghe tiếng sáo thổi gọi bạn đầu làng và có cả những tiếng sáo thiết tha bồi hồi, Mị hát thầm theo tiếng sáo và Mị lúc này đang sống về ngày trước. Mị nhớ về quá khứ tự do của Mị để rồi Mị như cũng lén lấy rượu uống ực từng bát như để quên buồn, quên đi thực tại hay để có đủ can đảm phản kháng thực tại nghiệt ngã. Mị cứ như bị khung cảnh mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn thôi thúc và Mị cũng đã đưa ra quyết định đi chơi. Mị cũng đã quấn lại tóc, xắn mỡ cho vào đĩa đèn cho thêm sáng, vấy chiếc váy hoa. Trong nhân vật Mị như trỗi dậy tình yêu, sự tự do thế nhưng sự trỗi dậy ấy, một lần nữa dường như cũng đã lại bị sự ràng buộc khắc nghiệt của hoàn cảnh. Khi mà A Sử đi về trói đứng Mị vào cột nhà một cách tàn nhẫn và lạnh lùng. Trong lúc đó Mị cứ như tha thiết với tiếng sáo gọi bạn ngoài đường. Chính trong sự âm u của cuộc sống thì Mị cũng cứ có được một lòng khao khát sống, khao khát tự do và hạnh phúc giống như cơn sóng ngầm.

Tiếp đến là trong đêm đông thì A Phủ bị trói đứng bên góc nhà, gần nơi Mị thường vẫn hay thức dậy sớm để sưởi lửa. Cũng đã mấy đêm liền thì Mị dường như cũng nhận thấy A Phủ đứng đó và Mị nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ, Mị thương cho A Phủ thương cho chính mình và bao nhiêu giằng xé trong Mị để rồi Mị quyết định cắt dây cởi trói cho A Phủ. Xuất phát từ tình cảm của những người cùng cảnh ngộ, là sự giao hòa hai dòng nước mắt như cũng chính của hai số phận nhưng cùng chung kiếp đời nô lệ đau xót nhà thống lý. Và cắt dây cởi trói cho A Phủ thì Mị cũng đã theo A Phủ đến Phiềng Sa, có vợ chồng Mị mới biết được thế nào là hạnh phúc và tham gia vào cách mạng.

Xem thêm:  Tóm tắt sự nghiệp Văn Học của Nguyễn Tuân

Thông qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” thì nhà văn Tô Hoài dường như cũng đã chứng tỏ sự lão luyện của một nhà văn hiện thực trong việc xây dựng điển hình. Đồng thời cũng đã lại khẳng định một cách nhìn mới về hiện thực thông qua cuộc đời và số phận của nhân vật Mị.

Minh Nguyệt

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status