Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc Thuyền Ngoài Xa của Nguyễn Minh Châu

Đề bài: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc Thuyền Ngoài Xa

Bài làm

Có thể nhận định được khi đọc xong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu thì nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho người đọc không thể nào là nhân vật khác ngoài người đàn bà làng chài – người phụ nữ vô danh với tấm lòng bao dung, vị tha, đức hi sinh như nói lên nhân phẩm, tích cách cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Rất dễ có thể nhận thấy được truyện được kể lại qua lời của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Phùng được Nguyễn Minh Châu như cũng đã xây dựng lên chính là một người lính vừa bước ra từ cuộc chiến tranh nhiều đau thương mất mát. Phùng được dịp trở về chiến trường xưa để thực hiện nhiệm vụ đó chính là chụp một bức tranh cảnh biển theo lời đề nghị của trưởng phòng. Cũng ngay tại đây anh đã phát hiện ra một bức tranh cảnh biển có một không hai đẹp vô cùng thế nhưng chẳng mấy chốc anh lại nhận ra được một cảnh bạo lực thật khủng khiếp. Trên chiếc thuyền đẹp đẽ kia là người đàn bà rỗ mặt, thô kệch tầm 40 tuổi và người chồng vũ phu, thô bạo hành hạ người đàn bà bằng những trận đòn thù thế nhưng đáng nói ở đây chính là người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng không cãi và chống trả. Lúc này đây nghệ sĩ Phùng từ sung sướng đến ngạc nhiên, sững sờ sửng sốt. Thực sự chính nghịch cảnh ấy khiến lòng người nghệ sĩ tan vỡ.

Người đọc nhận thấy được xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, hầu như người đọc không hề được biết đến tên gọi của người đàn bà tội nghiệp ấy, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gọi một cách phiếm định đó chính là xây dựng người đàn bà hàng chàng không có tên cụ thể mà chỉ gọi là mụ, người đàn bà hàng chài mà thôi. Thông qua đây như đã gợi lên tưởng đến đằng sau người đàn bà này như có một cuộc đời ngang trái, khổ sở. Thế rồi chính cuộc sống chẳng có gì đáng nói nhưng trong chị lại chứa đựng biết bao nhiêu những điều kỳ diệu khiến người khác phải suy nghĩ.

Xem thêm:  Cảm nhận về bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của Trần Đình Hượu

Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài

Nhân vật người đàn bà hàng chài qua câu chuyện ở tòa án huyện người đọc hiểu hơn sự bất hạnh trong cuộc đời chị. Lúc này đây người ta có thể nhận thấy được có mọi sự bất hạnh của cuộc đời đều trút cả lên chị, xấu, nghèo khổ đã vậy cũng lại luôn lam lũ. Chưa hết, ở người đàn bà này như cũng đã lại phải thường xuyên chịu những trận đòn roi của người chồng vũ phu, và chính chị cũng là người phải chịu những tổn thương, đau xót cho các con phải nhìn cảnh bố đánh mẹ… Có lẽ rằng cũng chính cái xấu đã đeo đuổi chị như định mệnh, suốt từ khi còn nhỏ, lớn lên chị có mang với một anh hàng chài khi anh ta đến mua bả về đan lưới. Hai người quen và cũng thành vợ chồng. Thực sự chính cuộc sống mưu sinh trên biển cực nhọc, vất vả, lam lũ, bấp bênh đến nghèo khó. Hình ảnh gia đình nghèo lại còn đông con, thuyền thì chật cho nên cần phải có người đàn ông làm trụ cột.

Mặc dù chị bị người chồng thường xuyên đánh đập, hành hạ đã thành lệ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” và cứ khi nào lão thấy khổ quá là lại xách chị ra đánh dã man như là để trút giận. Không chỉ đánh mà còn với những lời lẽ cay độc” Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”. Khi mà người đàn bà hàng chài này bị đánh chị không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trôn mà coi đó là một lẽ đương nhiên. Người đàn bà ấy nhẫn nhục, cam chịu, thầm lặng chịu đựng mọi đau đớn tất cả vì những đứa con yêu của mình. Người đọc nhận thấy được ở người đàn bà đã nhẫn nhục, cam chịu, và chị như không muốn đàn con phải nhìn thấy cảnh cha đánh mẹ thêm một chút nào. Chính vì thế mà chị xin chồng lên bờ mà đánh khi con lớn. Chị xót xa đau đớn, tủi hờn khi phải chứng kiến cảnh thằng Phác đánh cha, nó như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà và khiến cho người đàn bà phải khóc vì thương con.

Xem thêm:  [Văn mẫu học sinh giỏi] Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Hình ảnh của người đàn bà hàng chài được Nguyễn Minh Châu xây dựng lên là người sâu sắc và thấu hiểu lẽ đời. Ở người đàn bà này người ta nhận thấy được ở chị có một sự thâm trầm, hiểu đời, hiểu người ngay trong thấu hiểu lẽ đời dường như chị chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bên ngoài. Chị cũng luôn luôn coi việc mình luôn luôn bị đánh đó như một phần đã rất quen thuộc của cuộc đời mình vậy, Người đàn bà cũng chấp nhận trận đòn đó như mưa mà không trốn chạy. Ở tòa án huyện chi đã van xin các chú hiểu cho cái sự lạc hậu và cũng xin bắt tù chị cũng được chỉ cần không phải bỏ chồng mà thôi. Người đàn bà hàng chài cũng thức được thiên chức của người phụ nữ đó là khi mà “ông trời đã sinh ra người đàn bà là để đẻ con và nuôi con cho đến khi khôn lớn”. Thực tế cho thấy được rằng chính trong cuộc mưu sinh đầy cam go thì chiếc thuyền ở xa biển, luôn luôn cũng cần một người đàn ông khỏe mạnh, biết nghề. Và theo như người đàn bà hàng chài nói thì đàn bà là sống cho con chứ đâu phải giống cho riêng mình được. Chúng ta có thấu hiểu được như vậy chúng ta mời hiểu hết tình cảm cũng như tấm lòng của người đàn bà bất hạnh. Nguyên nhân sâu xa của việc chị phải cam chịu đó chính là vì con của mình.

Nguyễn Minh Châu như cũng đã xây dựng người đàn bà ấy còn là người giàu lòng vị tha. Chị luôn luôn thấu hiểu nguyên nhân vì sao chồng lại trở nên như thế cho nên chị mới cảm thông cho người chồng của mình chỉ vì khổ quá nên khiến cho anh chồng bị tha hóa. Chị hiểu và chấp nhận được điều đó và chịu đựng như một cách chị chia sẻ khó khăn với người chồng của mình. Không dừng lại ở đó thì đặc biệt ở người đàn bà này dường cũng đã vẫn giữ trong tâm hồn mình ngọn lửa của hi vọng, ngọn lửa của niềm tin để thắp lên hạnh phúc mỏng manh có được trong những cơn khổ đau triền miên, hớn hết, vượt qua tất cả thì người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi cho mình đó là nhìn con cái được ăn no và gia đình thuận hòa được.

Xem thêm:  Đoạn văn nghị luận xã hội: Kỳ quan vĩ đại nhất là trái tim người mẹ

Khi gấp trang truyện lại người đọc còn mãi ám ảnh bởi những câu hỏi được đặt ra đó chính là rồi cuộc đời người đàn bà ấy rồi sẽ kết thúc ra sau? Thế rồi những đứa con tội nghiệp của bà có được cuộc sống hạnh phúc hay không? Thực sự đó là những vấn đề nhà văn vẫn chưa đưa ra lời giải đáp. Câu trả nằm trong cuộc sống, hành động của mỗi người chúng ta. Tất cả những điều đó nói lên giá trị của tác phẩm và tầm vóc to lớn của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Minh Nguyệt

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status