Phân tích nhân vật người đàn bà trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Đề bài: Phân tích nhân vật người đàn bà trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Bài làm

Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu là những trải nghiệm thực tế của người nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Phùng. Trước những xúc cảm choáng ngợp vì vẻ đẹp của thiên nhiên, người nghệ sĩ đã phát hiện ra sự thật nghiệt ngã và cay đắng đằng sau những gì đẹp đẽ mình nhìn thấy. Nếu lúc ở xa, chiếc thuyền là một tuyệt tác nghệ thuật, thì khi lại gần, người đàn trên chiếc thuyền ấy lại là một tuyệt tác của cuộc đời khiến người nghệ sĩ thay đổi cách nhìn nhận về giá trị thực sự của nghệ thuật và cái đẹp.

Nhìn bề ngoài, người đàn bà ấy mang dáng vẻ thô kệch, xấu xí với khuôn mặt rỗ đầy vẻ mệt mỏi sau một đêm vật lộn với biển cả. Bà bước ra từ chính chiếc thuyền nghệ thuật mà Phùng đã chụp được khi còn ở xa. Sự xuất hiện của bà đã phá vỡ bức tranh mực tàu tuyệt đẹp với ánh nắng ban mai hồng hồng lòe nhòe trong sương sớm. Bà đã vẽ vào bức tuyệt tác của Phùng một đường nét rõ rệt về người đàn bà vùng biển. Không dáng nhỏ eo thon, cũng chẳng có làn da trắng ngần hay khuôn mặt trái xoan xinh xắn tươi tỉnh. Ngược lại, người đàn bà với nững đường nét thô kệch, xấu xí đã đi vào trang văn của Nguyễn Minh Châu một cách rất tự nhiên. Bà là đại diện cho những người đàn bà vùng biển, cụ thể hơn là ở làng chài. Những sóng gió, những nắng mưa bão bùng của cuộc sống nơi đây đã rèn luyện họ trở thành như vậy.

Xem thêm:  Nêu xuất xứ, chủ đề, thể thơ bài ‘Côn Sơn ca’của Nguyễn Trãi

Nhưng đằng sau dáng vẻ thô kệch ấy lại là sự cam chịu, nhẫn nhục vô cùng khi Phùng chứng kiến cảnh người đàn bà nín lặng trong trận đòn roi của lão chồng vũ phu, ác độc. Hắn trút lên người bà những trận mưa roi bằng chiếc thắt lưng. Chỉ nghĩ đến thôi cũng đủ hiểu sẽ đau như thế nào khi bị một người đàn ông vạm vỡ dùng hết sức mình quất từng nhát vào người. Đau. Một từ đau thôi đủ để nói lên tất cả. Nhưng hơn hết là nỗi đau trong lòng mà người đàn bà phải chịu. Vậy mà bà không hề có dấu hiệu phản kháng hay chạy trốn. Rõ ràng, bà hoàn toàn có thể bỏ thuyền, bỏ chồng để tìm cho mình một cuộc sống mới. Bà sẽ không phải chịu đòn roi, cũng chẳng phải nhẫn nhục hết ngày này qua ngày khác. Tại sao vậy?

Cho tới khi chứng kiến câu chuyện của bà ở tòa án huyện, ta mới thấu hiểu tất cả. Bà chịu đựng, bà hi sinh, bà sẵn sàng chấp nhận tất cả chỉ vì một lý do duy nhất: là vì các con! Chao ôi, vì các con mà bà phải sống khổ sở, sống đớn đau cả về thể xác lẫn tâm hồn. Lẽ ra, người đàn ông sức dài vai rộng ấy sẽ dang cánh tay mình ra che chở cho vợ cho con trước những cơn sóng gió của biển cả, của cuộc đời. Nhưng chính cánh tay ấy lại giáng xuống người bà những trận đòn đớn đau và tủi hổ vô cùng. Khi Phùng và Đẩu khuyên bà làm đơn li dị, bà vội vã van xin: Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng dược, đừng bắt con bỏ nó… Lời nói khó hiểu ấy của bà khiến mọi người băn khoăn, tò mò. Được tòa án giúp đỡ, tại sao bà lại yếu lòng đến vậy? Tòa có thể đảm bảo cho bà tránh xa được người đàn ông ấy, nhưng không thể nào thay bà nuôi các con được. Đó mới là điều khiến bà khổ tâm nhất. Cùng là phụ nữ, ai cũng mong có được một gia đình ấm êm, được chồng yêu thương, bao bọc và thấu hiểu. Nhưng trong hoàn cảnh này, nỗi đau của bà cũng chính là nỗi đau chung của những người đàn bà khác trên thuyền. Họ đều chung số phận vất vả, lênh đênh như con thuyền trước sóng gió của biển cả. Phùng và Đẩu hay cả tòa án huyện có thể thương cảm, có thể thấu hiểu những nỗi đau ấy nhưng sau cùng cũng không thể nào thay họ gánh vác được tất cả những lo toan của cuộc đời còn ngổn ngang bao điều ngang trái. Cách mạng đã thành công, nhân dân cũng đã được chia đất, chia ruộng, nhưng nghề chài lưới đã gắn bó với họ từ bao đời nay. Họ không thể nào bỏ nghề được. Nghe câu chuyện của bà, ai cũng ngậm ngùi xót xa.

Xem thêm:  Phân tích ý kiến cho rằng chữ Hồng chính là nhãn tự của bài thơ Mộ của Hồ Chí Minh

Bà là người vợ giàu đức hi sinh, là người mẹ giàu tình yêu thương, thương con vô bờ bến. Bà cam chịu mọi đớn đau. Miễn sao con cái được sống yên bình, hạnh phúc, bà chấp nhận tất cả. Vượt qua hình ảnh về người phụ nữ truyền thống Việt Nam với công – dung – ngôn – hạnh, người đàn bà ở đây dù không xinh đẹp, nhưng lại có một tấm lòng bao dung và giàu tình yêu thương vô cùng. Chính bà đã làm nên giá trị thực sự cho tuyệt tác mà Phùng đã chụp được để hoàn thành bộ lịch về chủ đề thuyền và biển. Mặt khác, bà còn là hình ảnh nghệ thuật mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đã xây dựng để nói về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Qua đó, ông cũng nêu cao giá trị và vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Nếu người đàn ông là người chèo trống trước sóng gió, bão dông, thì người phụ nữ lại là người chèo lái con thuyền của hạnh phúc, để đưa những đứa con được cập bến bình yên.

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm:  Suy nghĩ về ý kiến: Người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status