Phân tích tình đồng chí qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (Văn học 9 – Tập II).

Phân tích tình đồng chí qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (Văn học 9 – Tập II).

Hướng dẫn

Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu ra đời cách đây hơn 30 năm, cho đến nay, vẫn là một bài thơ mà em ưa thích bởi nó giúp em hiểu thêm được vì sao quân đội ta đã trở thành một quân đội anh hùng.

Đọc bài thơ, em bắt gặp những anh bộ đội đã có một cuộc đời, một quê hương nghèo khổ, nào là “nước mặn đồng chua”, nào là “đất cày lên sỏi đá” nào là “gian nhà không”. Đến khi vào bộ đội, họ cũng chẳng giàu có gì hơn, cũng “áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá” và “chân không giày…”. Đã thế, còn bị những cơn sốt rét rừng hành hạ.

Sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi.

Lại phải sống cảnh “rừng hoang sương muối”. Bao nhiêu thiếu thốn về vật chất! Phải nói là cực kì gian khổ. Nhưng trong suốt bài thơ, em không hề nghe một lời than, hay cảm thấy ở họ một phút chán chường, dao động. Trái lại, bao trùm lên cuộc sống, thấm đượm trong từng trái tim của họ là mối tình đồng chí keo sơn, là niềm tin ở chính mình, ở đồng đội.

Tình của những người nông dân chân lấm tay bùn, sông ở mọi vùng quê của đất nước, nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, họ nhanh chóng có mặt trong đoàn quân – chiến sĩ:

Xem thêm:  Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Từ xa lạ đến chỗ thân quen, họ không cần chờ thời gian, năm tháng, bởi vì họ đang tập hợp dưới ngọn quân kì, bởi vì họ đã gặp nhau ở mục đích của cuộc ra đi. Lí tưởng chiến đấu gắn bó họ lại với nhau và họ nhanh chóng trở thành “đồng chí”; “Súng bên súng, đầu sát bên đầu. Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

Chính vì cùng chung một lí tưởng cùng sông trong tình đồng chí mà họ sẵn sàng chia ngọt, sẻ bùi: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh”. Họ động viên nhau vượt qua mọi gian khổ “miệng cười buốt giá” và “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.

Cuộc sống chiến đấu đã xây đắp nên tình đồng chí cao đẹp đó. Và cũng chính tình đồng chí giúp họ tạo nên sức mạnh và niềm tin cho mỗi con người – chiến sĩ và cho cả đoàn quân. Một tư thế sẵn sàng chiến đấu, một tinh thần lạc quan tin tưởng, một biểu tượng rất cao đẹp của người lính cụ Hồ:

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đây là đỉnh cao của tình đồng chí. Vì nếu đêm nay giữa “rừng hoang sương muối” mà Anh hoặc Tôi không “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” thì mọi tình cảm thân ái như “chung chăn”, áo rách quần vá “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” còn có ý nghĩa gì? Câu thơ này có một từ bình thường nhưng không thay thế được đó là từ “đứng”. Có nhạc sĩ đã phổ nhạc bài thơ này và sửa lại thành “ngồi”. “Đứng” là thường trực chiến đấu mà “ngồi” là nghỉ ngơi. Với lại từ “đứng” có âm “đ” cứng, thanh trắc (dấu sắc) mạnh phô diễn được sức mạnh của tình đồng chí ở đỉnh cao. Nói như thế, nhà thơ cảm thấy hãy còn hữu hạn nên đã chọn một ấn tượng cho cái vô cùng của tình đồng chí:

Xem thêm:  Thuyết minh về cây lúa nước quen thuộc

“Đầu súng trăng treo”

Lãng mạn thay, súng và trăng cũng là một cặp đồng chí! Cặp đồng chí này (súng và trăng) nói về cặp đồng chí kia (tôi và anh), nói được cái cụ thể và gợi đến vô cùng súng và trăng, gần và xa “Anh với tôi đôi người xa lạ, tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Súng và trăng, cứng rắn và dịu hiền; súng và trăng, chiến sĩ và thi sĩ; súng và trăng…là biểu hiện cao cả của tình đồng chí.

Sự kết hợp yếu tố hiện thực, tươi rói với tính chất lãng mạn trong trẻo là màu sắc mới mẻ mà Chính Hữu đã sớm mang lại cho thơ ca kháng chiến, thi ca cách mạng.

Nguồn Vietvanhoctro.com

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status