Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt trong “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu

Đề bài: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt trong “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu (lớp 12).

Bài làm

Nguyễn Minh Châu là nhà văn suốt cuộc đời “đi tìm hạt ngọc” ẩn dấu trong tâm hồn của con người. Vì vậy, các sáng tác của Nguyễn Minh Châu cũng bị chi phối bởi quan niệm này. Truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn. Quan niệm của nhà văn được thể hiện rõ trong tác phẩm thông qua hình tượng nhân vật Nguyệt.

Nguyệt hiện lên trong tác qua lời văn của Nguyễn Minh Châu là một cô gái đẹp, đẹp cả tâm hồn cũng như là vẻ đẹp bên ngoài của cô. Có thể nói Nguyệt là một mẫu người con gái lí tưởng mà nhà văn muốn xây dựng lên. Xuyên suốt tác phẩm, chúng ta có thể nhận ra nhà văn đang tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của Nguyệt, đi tìm “hạt ngọc” ẩn giấu trong nhân vật này.

Đây là một cô gái có lí tưởng sống cao đẹp. Vừa rời ghế nhà trường cô sinh viên trẻ tuổi đã quyết định từ bỏ trốn phồn hoa để tham gia công cuộc bảo vệ đất nước. Còn trẻ tuổi nhưng Nguyệt luôn mong muốn góp công sức vào cống hiến cho đất nước, mong muốn đất nước được độc lập, được thống nhất. Dù phải chịu nhiều gian khổ vất vả, thậm chí sẽ phải hi sinh tính mạng bất cứ lúc nào nhưng Nguyệt vẫn tự nguyện tham gia vào cuộc kháng chiến, làm cô thanh niên xung phong. Tuổi trẻ, nhưng lí tưởng và hoài bão của Nguyệt thì vô cùng lớn.

Nguyệt có một tình yêu rất đặc biệt, Nguyệt được chị Tính làm cùng đội thanh niên xung phong với Nguyệt, cho xem ảnh cậu em trai của chị ấy và giới thiệu cậu em trai ấy là Lãm. Tình yêu của Nguyệt không phải do hai người tìm hiểu yêu thương mà là do mai mối chỉ được nhìn qua tấm ảnh mà chị của Lãm đưa cho Nguyệt. Nguyệt yêu Lãm là bởi Lãm là người có cùng chung trí hướng với Nguyệt. Khi nghe chị của Lãm kể về việc Lãm trốn gia đình tham gia đi bộ đội, Nguyệt lắng nghe một cách chăm chú chú lắm. Có lẽ xuất phát từ chính lí tưởng cao đẹp giống nhau mà đã tạo ra sợi tơ nhân duyên giữa Lãm và Nguyệt.

Biết nhau đơn giản chỉ qua lời kể, chưa từng một lần gặp mặt nhau, vậy mà Nguyệt đã yêu và thủy chung chờ đợi Lãm. Trong bom đạn chiến tranh ác liệt, niềm tin vào Lãm, tình yêu Nguyệt dành cho Lãm vẫn không hề có sự thay đổi.

Một người con gái trẻ trung, vừa đẹp người lại vừa đẹp nết, Nguyệt được mọi người trong đội rất yêu quý. Nguyệt mang trong mình ý chí, lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, dám sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp của dân tộc. Trong mưa bom lửa đạn của chiến tranh, vẻ đẹp của Nguyệt vẫn ngời sáng lên, quả là một cô gái lí tưởng mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đang muốn xây dựng.

Xem thêm:  Giáo án bài Ngữ Cảnh lớp 11 soạn theo định hướng phát triển năng lực

Vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt không được miêu tả trực tiếp, mà từ đầu đến cuối đều thông qua sự miêu tả gián tiếp của chị Tính và nhân vật Lãm. Dù là do nhân vật nào kể về Nguyệt, thì Nguyệt vẫn hiện lên là một con người lí tưởng, đẹp người đẹp nết. Đặc biệt, là dưới cái nhìn của Lãm, Nguyệt đẹp từ ngoại hình đến cách cư xử của Nguyệt với Lãm và những người trong đơn vị. Chính vì vậy, Lãm lại càng thêm yêu quý Nguyệt.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã sử dụng bút pháp tài tình của mình khắc họa thành công hình tượng nhân vật Nguyệt. Nhà văn đã đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong con người Nguyệt. Giữa bom đạn khốc liệt như vậy, Nguyệt hiện lên một cách đẹp đẽ, mang lại cho tác phẩm một giá trị sâu sắc về tình cảm của con người với con người trong hoàn cảnh khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện Chí Phèo của Nam Cao
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status