Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh

Đề bài: Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh (Văn lớp 12).

Bài làm

Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, sự nghiệp chính của Người không phải là sự nghiệp văn học nhưng trên con đường hoạt động cách mạng, Người đã nhận ra vai trò của văn học và đã biến văn chương trở thành vũ khí chiến đấu sắc bén. Đó cũng là quan điểm văn chương của Hồ Chí Minh.

Trong bài “Cảm tưởng đọc Thiên gia thi”, Hồ Chí Minh đã viết:

“Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp

Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi sông

Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

Thơ xưa thường lấy thiên nhiên làm đối tượng phản ánh, thể hiện lói sống thanh cao, trong sạch. Trong thời đại cách mạng, Hồ Chí Minh quan niệm thơ ca không phải chỉ có chất lãng mạn mà còn phải có cả chất “thép”.

Chất “thép” được Người đề cập đến ở đây là tính chiến đấu, vũ khí văn học, nhà thơ phải biến mình trở thành người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Hồ Chí Minh xem hoạt động văn học là hoạt động tinh thần phong phú phục vụ hiệu quả cho sự đấu tranh cách mạng. “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em phải là người chiến sĩ trên mặt trận ấy”(Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951). Người đã chỉ ra bản chất của văn học đứng từ góc độ người chiến sĩ để nhìn nhận văn học.

Xem thêm:  Nếu suy nghĩ về hiện tượng quá tin vào thần thánh Mê tín dị đoan

Hồ Chí Minh quan niệm sức mạnh của văn học cốt ở tính chân thật, hiên thực. Người yêu cầu người nghệ sĩ phải miêu ta cho đúng, cho hay, cho chân thật hiện thực cuộc sống và con người cách mạng, phải tánh lối viết cầu kì, rắc rối, xa lạ. Văn chương phải đi vào nỗi đau khổ con người, đi vào cuộc chiến đấu của dân tộc, phát hiện và ngợi ca những con người anh hùng, cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến chống kẻ thù.

Người yêu cầu người cầm bút phải ý thức,giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đồng thời cũng phải thể hiện được tinh thần dân tộc, tinh thần nhân dân và được nhân dân yêu thích.

Người luôn quan tâm đến đối tượng tiếp nhận. Người coi sáng tác văn học là hành vi cách mạng, không phải hành vi văn chương nên Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến đối tượng tiếp nhận. Trước khi đặt bút viết, người viết phải trả lời các câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? Các câu hỏi đó nhằm xác định đối tượng, mục đích, nội dung và hình thức của bài viết.

Ở bản “Tuyên ngôn độc lập”, đối tượng mà bản tuyên ngôn này hướng đến là đồng bào cả nước, nhân loại tiến bộ trên thế giới, thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đang lăm le xâm lược nước ta lần nữa. Bằng những lí lẽ, lập luận đanh thép, Hồ Chí Minh đã nêu ra những tội ác của thực dân Pháp và khẳng định rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Xem thêm:  Phân Tích Nhân Vật Cai Ngục Trong Chữ Người Tử Tù Của Nguyễn Tuân

Các quan điểm sáng tác này của Người hết sức nhất quán và chính nó đã giải thích vì sao Người đã tạo nên một sự nghiệp văn chương vô cùng phong phú và thống nhất.

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status