Soạn bài Đất lành chim đậu

Soạn bài Đất lành chim đậu

Hướng dẫn

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1.Xem tranh, nói với các bạn trong nhóm (SGK/3).

-Tranh vẽ những gì?

-Màu sắc cây cối, trời mây trong tranh thế nào?

-Điều gì xảy ra nếu tất cả các cây xanh đều bị chặt phá?

Gợi ý:

– Tranh vẽ các bạn nhỏ đang chơi đùa quanh thân cây cao, to. Trên cây, chim đậu và làm tổ dưới những tán cây mát rượi.

-Cây cối xanh tươi, cành lá sum sê, bóng bẩy; bầu trời cao vọi, những đám mây trắng được nhuộm hồng bởi ánh mặt trời vừa ló dạng.

–Nếu tất cả cây xanh đều bị chặt phá thì khí hậu sẽ biến đổi, môi trường bị ô nhiễm, một số loài động vật sẽ chết, kể cả con người.

2.Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài “Chuyện một khu vườn nhỏ” (SGK/4).

5.Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1)Bé Thu thích ra ban công để làm gì?

2)Mỗi loài cây trên ban công nhà Thu có những đặc điểm gì nổi bật?

3)Thu mời bạn lên ban công nhà mình để làm gì?

4)Em hiểu câu “Đất lành chim đậu” ý nói gì?

Chọn ý đúng để trả lời:

a)Nơi đất lành thì chim chóc mới về làm tổ.

b)Nơi tốt đẹp, thanh bình, có nhiều người đến làm ăn, sinh sông.

c)Nơi có chim đậu là nơi đất lành.

Gợi ý:

1) Bé Thu thích ra ban công để ngắm nhìn vườn cây và nghe ông giảng về từng loài cây.

2)Cây quỳnh giữ được nước nhờ lá dày, cây hoa ti gôn leo trèo và thò những cái râu mà ngọ nguậy theo gió, cây hoa giấy bị vòi ti gôn quấn chắc, cây đa Ân Độ liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt và xoè ra thành chiếc lá nâu rõ to khi đủ lớn.

3)Thu mời bạn lên ban công nhà mình để bạn xác nhận ban công nhà mình là vườn.

Xem thêm:  Mở rộng lí lẽ về dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận rằng nước là cần nhất đối với cây xanh

4)b.

6.Tìm hiểu về đại từ xưng hô.

1)Điền các từ xưng hô được in đậm dưới đây vào cột thích hợp trong phiếu học tập (SGK/6).

Ngày xưa, có cô Hơ Bia đẹp nhưng rất lười, lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi:

Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế?

Hơ Bia giận dữ:

Ta đẹp là do công cha mẹ, chứ đâu nhờ các ngươi.

Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.

Theo truyện cổ Ê-ĐÊ

2)Cách xưng hô của mỗi nhân vật ở đoạn truyện trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào?

Gợi ý: Cách xưng hô của mỗi nhân vật thể hiện sự kiêu ngạo hay khiêm nhường, tôn trọng hay coi thường người nghe?

3)Ghi vào phiếu học tập những từ em dùng để xưng hô:

-Với thầy, cô.

-Với bố, mẹ.

-Với anh, chị, em.

-Với bạn bè.

Gợi ý:

-Em tìm từ để tự chỉ mình và từ dùng để chỉ người nghe.

-Chú ý chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, giới tính, tuổi tác,…

Gợi ý:

1)

Từ người nói dùng để tự chỉ mình

Từ người nói dùng để chỉ người nghe

Từ chỉ người hay vật được người nói nhắc tới

chúng tôi, Ta,

Chị, chị, các ngươi

chúng

2) – Cơm: khiêm nhường, tôn trọng người nghe.

– Hơ Bia: kiêu căng, coi thường người nghe.

3)

Đối tượng giao tiếp

Từ người nói dùng để tự chỉ mình

Từ người nói dùng để chỉ người nghe

Thầy giáo, cô giáo

M: em (con)

M: thầy, cô

Bố, mẹ

con

ba, cha, tía, thầy, má, u, bầm, mợ

Anh, chị

em (hoặc tên mình)

anh, chị

Em nhỏ

anh, chị

em (hoặc tên của em)

Bạn bè

tôi, tớ, mình (hoặc tên mình)

bạn, cậu, đằng ấy (hoặc tên của bạn)

Xem thêm:  Tả hoa sữa

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1.Tìm các đại từ xưng hô trong đoạn truyện sau và ghi vào vở (SGK/8).

Gợi ý:

Các đại từ xưng hô: anh, tôi, ta, chú em.

2.Nhận xét về thái độ, tình cảm của các nhân vật trong đoạn truyện trên thể hiện qua đại từ xưng hô và ghi vào phiếu học tập (SGK/8).

Gợi ý: Dựa vào cách sử dụng đại từ xưng hô, em nhận xét: Mỗi nhân vật thể hiện sự khiêm tốn hay kiêu căng, có tự trọng hay không, lịch sự hay coi thường người đối thoại?

Gợi ý:

Nhân vật

Đại từ

Thái độ

Rùa

Tự xưng: tôi

Tự trọng

Gọi thỏ: anh

Lịch sự với người đối thoại

Thỏ

Tự xưng: ta

Kiêu căng

Gọi rùa: chú em

Coi thường người đối thoại

3.Chọn các đại từ xưng hô tôi, nó, chúng ta thích hợp với mỗi ô trống (SGK/9).

Gợi ý:

Bồ Chao hốt hoảng kể với các bạn:

.- Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn, chợt Tu Hú gọi: “Kìa,

cái trụ chống trời”. Tôi ngước nhìn lên. Trước mắt là những ống thép dọc ngang nối nhau chạy vút tận mây xanh. tựa như một cái cầu xe lửa đồ sộ không phải bắc ngang sông, mà dựng đứng trên trời cao.

Thấy vậy, Bồ Các mới à lên một tiếng rồi thong thả nói:

Tôi cũng từng bay qua cái trụ đó. cao hơn tất cả những ống khói, những trụ buồm, cột điện mà chúng ta thường gặp. Đó là trụ điện cao thế mới được xây dựng.

Mọi người hiểu rõ sự thực, sung sướng thở phào. Ai nấy cười to vì thấy Bồ Chao đã quá sợ sệt.

Xem thêm:  Lập dàn ý tả ngôi nhà của em đang ở lớp 5 hay nhất

VÕ QUẢNG

5.Trò chơi: Thi tìm nhanh từ ngữ chứa tiếng có trong bảng (chọn a hoặc b).

Gợi ý:

a) – lắm điều, lắm chuyện – nắm vững, nắm đấm.

-lấm lem, lấm lét – nấm rơm, nấm đất.

-lương tâm, lương bổng – nương rẫy, nương náu.

-củi lửa, lửa hận – nửa buổi, nửa vời.

b)- con trăn, trăn trở – trăng trắng, trăng trối.

-dân ca, dân cư – dâng cao, dâng hiến.

-răn đe, răn rắn – răng cưa, răng sắc.

–bay lượn, uốn lượn – trọng lượng, lượng thứ.

6. Thi tìm từ nhanh (chọn a hoặc b):

a)Các từ láy âm đầu n:

M: náo nức

b)Các tự gợi tả âm thanh có âm cuôì ng. M: oang oang

Gợi ý:

a) nô nức, não nùng, nườm nượp, nắn nót.

b)loảng xoảng, leng keng, đoàng đoàng, đùng đùng.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

1.Hỏi người thân về cách trồng và chăm sóc cây ăn quả hoặc cây hoa.

Gợi ý

Trồng cây có hai cách: gieo hạt hoặc chiết cành. Thông thường, ta mang hạt ngâm nước ấm vài giờ đến vài ngày tuỳ loại rồi gieo trên đất xốp. Khi cây đã lớn, ta phải tỉa lá héo úa, bắt sâu và bón phân cho cây phát triển. Thường xuyên tưới cây vào buổi sáng sớm. Nhớ để cây ngoài trời cho có ánh sáng.

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status