Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật lớp 10

Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ cao. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật cũng là một trong những phong cách ngôn ngữ chúng ta nên học tập và rèn luyện theo nếu muốn đạt được trình độ nhất định trong bộ môn Ngữ văn. Hầu hết chúng ta được tiếp xúc với ngôn ngữ nghệ thuật này ở mọi nơi trong cuộc sống xung quanh ta. Tuy nhiên mấy ai nắm rõ được bản chất, cũng như phong cách của nó. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật lớp 10.

SOẠN BÀI PHONG CẠC NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT LỚP 10.

Câu 1 trang 101 SGK ngữ văn 10 tập 2:

Tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật thường được tạo ra bởi rất nhiều những phương tiện tu từ, nhưng phổ biến và hiệu quả nhất vẫn là các biện pháp như: ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng, nhân hóa, thậm xưng,…và đặc biệt là cách nói hàm ẩn trong những ngữ cảnh tu từ.

VD:

  • Biện pháp nhân hóa:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong giá se

Sương chùng chình qua ngõ

Xem thêm:  Kể lại giấc mơ của em – Văn 6

Hình như thu đã về”

  • So sánh:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

  • Ẩn dụ:

“Ngày ngày mặt trời đi qua bên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Câu 2 trang 101 SGK ngữ văn 10 tập 2:

Trong ba đặc trưng (tinhd hình tượng, tinhd truyền cảm, tindh cá thể hóa) của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, tính hình tượng được coi là đặc trưng cơ bản vì:

  • Đặc trưng cơ bản của sáng tạo nghệ thuật là xây dựng hình tượng nghệ thuật nhằm pahrn ánh tế giới khách quan và sự cảm nhận chủ quan về thế giới của người nghệ sĩ. Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Nhà văn sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Vì thế, tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
  • Bản thân hình tượng ngôn ngữ đã chứa đựng những yếu tố gây cảm xúc, truyền cảm và cách lựa chọn ngôn ngữ để xây dựng hình tượng cũng đã thể hiện cá tính sáng tạo của người lựa chọn.

Câu 3 trang 101 SGK ngữ văn 10 tập 2:

a) Điền từ “canh cánh” hoặc “thấm đượm”

b) điền các từ: vãi (dòng 3); triệt (dòng 4)

Câu 4 trang 101 SGK ngữ văn 10 tập 2:

Về từ ngữ:

  • Thu vịnh: nhóm các từ ngữ dùng để xây dựng nên hình tượng mùa thu: trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơm gió hắt hiu, nước biếc, khói phủ, bóng trăng…=> các từ ngữ có tính chất ước lệ, quen thuộc mang những dấu ấn thi pháp văn học trung đại.
  • Tiếng thu: lá thu rơi, nai vàng, lá vàng khô => những hình ảnh giản dị và quen thuộc, mang hơi hướng tả thực, mới lạ
  • Đất nước: núi đồi, gió thổi, rừng tre, trời thu, trong biếc => hình ảnh gần gũi và thân thiết, tả thực
Xem thêm:  Bài văn Tả trống đồng đông sơn lớp 5 hay ngắn gọn

Về nhịp điệu:

  • Thu vịnh: 4/3 hoặc 2/2/3
  • Tiếng thu: 3/2 => bài này và bài thu cịnh được làm theo những thể thơ có quy định khá chặt chẽ về nhịp điệu, nên nhịp điệu thơ thường thống nhất
  • Đất nước: 3/2; 3/4; 2/2/2; 2/3; 2/2/2 => thể thơ tự do,cách ngắt nhịp linh hoạt và đa dạng.

Hình tượng màu thu ở các tác giả khác nhau do không cùng thời đại nên cũng có những điểm khác nhau, hình tượng có thể mang tính ước lệ hoặc chân thực. Cũng từ sự khác nhau về hình tượng và cách diễn đạt, khác nhau về hình ảnh, ngôn ngữ…nên dấu ấn phong cách cá nhân ở mỗi tác giả cũng khác nhau.

Nguồn Internet

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status