Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài lớp 11 hay đầy đủ nhất

Vĩnh biệt Cửu Trùng đài trích vở kịch Vũ Như Tô là một trong những vở kịch đặc sắc của nền nghệ thuật Việt Nam. Kịch không phải là thể loại quá xa lạ so với chúng ta. Trong chương trình ngữ văn lớp 9 THCS, chúng ta đã làm quen với thể loại kịch qua đoạn trích trong vở kịch nổi tiếng Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ. Để hiểu thêm về đặc điểm của thể loại kịch và cách phân tích thể loại kịch, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Đoạn trích gây hấp dẫn ở những xung đột kịch và thể hiện rõ đặc sắc nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng, đồng thời truyền tải những thông điệp về nghệ thuật và nhân sinh sâu sắc. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

SOẠN BÀI VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI

I- Tìm hiểu chung về bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

1. Tác giả

  • Xuất thân trong một gia đình nhà Nho ở Bắc Ninh
  • Ông sớm tham gia cách mạng, hoạt động trong những tổ chức văn hóa của Đảng
  • Ông có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nhiều nhất ở thể loại tiểu thuyết và kịch
  • Văn phong trong sáng, giản dị, đôn hậu nhưng thâm trầm, sâu sắc
  • Các tác phẩm chính: Kịch Vũ Như Tô, kịch Bắc Sơn, tiểu thuyết Đêm hội Long Trì, Sống mãi với thủ đô

2. Tác phẩm

  • Vũ Như Tô là vở kịch được xây dựng trên những yếu tố lịch sử của thời Lê
  • Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài được trích ở hồi 5

II- Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Câu 1 trang 193 SGK văn 11 tập 1:

Xem thêm:  Đề thi HSG về thơ mới : Thơ chẳng ai giống ai, chẳng ai mong muốn giống ai, và không có lối đi nào chung cho hai nhà thơ cả

Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô:

  • Mâu thuẫn giữa tập đoàn phong kiến với nhân dân lao động: để xây dựng Cửu Trùng Đài, Lê Tương Dực phải tăng thêm sưu thuế, bắt thêm thợ giỏi, tróc nã những người chống đối. Thợ làm việc cật lực mà vẫn bị đói khát hoặc giết chết
  • Mâu thuẫn giữa khát vọng thiết thực của người nghệ sĩ và lợi ích thiết thực của nhân dân: Vũ Như Tô muốn lợi dụng uy quyền và tiền bạc của Lê Tương Dực để thực hiện hoài bão lớn lao, đem lại vinh quang và tự hào cho đất nước nhưng chính điều này lại đi ngược lại với lợi ích của nhân dân nên bất đắc dĩ trở thành kẻ thù của nhân dân

Câu 2 trang 193 SGK văn 11 tập 1:

Tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm:

Tính cách và diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô:

  • Ông là một nghệ sĩ tài ba, một kiến trúc sư thiên tài có niềm khao khát và say mê cái đẹp
  • Ông là một nghệ sĩ có nhân cách: sống gắn bó với nhân dân, mặc cho Lê Tương Dực dọa dẫm, đe dọa, mua chuộc, ông vẫn kiến quyết từ chối xây dựng Cửu Trùng Đài
  • Ông có hoài bão, lí tượng nghệ thuật cao đẹp: mong muốn có tòa lâu đài vĩ đại bền như trăng sao
  • Nhưng vì quá say mê sáng tạo nghệ thuật mà ông đã lầm lạc trong suy nghĩ: xa rời hiện thực cuộc sống và nhân dân, không nhận ra Cửu Trùng Đài xây dựng trên mồ hôi, xương máu của nhân dân
  • Ngay cả khi hiện thực đang diễn ra khốc liệt, ông vẫn như ở ngoài cuộc, vẫn tin vào chính mình
  • Khi Cửu Trùng Đài bị thiêu hủy thì ông mới kinh hoàng, sai lầm trả giá bằng cái chết và công trình nghệ thuật ông luôn ấp ủ
Xem thêm:  [Văn mẫu học sinh giỏi] Vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính qua tác phẩm Bài ca ngất ngưỡng của Nguyễn Công Trứ

=> Vũ Như Tô là một nhân vật bi kịch vì bên cạnh hoài bão, ước mơ, ông còn lầm lạc trong suy nghĩ và hành động

Tính cách và diễn biến tâm trạng của Đan Thiềm:

  • Đan Thiềm là người say mê cái đẹp, luôn khích lệ Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, là tri âm, tri kỉ của Vũ Như Tô
  • Đan Thiềm luôn hết sức tỉnh táo, sáng suốt trong mọi trường hợp
  • Biết được ước vọng lớn không thành, Đan Thiềm sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Vũ Như Tô, cũng là để bảo vệ cái tài, cái đẹp

=> Đan Thiềm cũng là một tính cách bi kịch

Câu 3 trang 124 SGK văn 11 tập 1:

Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thân của nhân dân chưa được giải quyết dứt khoát: Quần chúng nổi dậy giết Vũ Như Tô, thiêu hủy Cửu Trùng Đài nhưng Vũ Như Tô vẫn chưa nhận ra bi kịch và sai lầm của mình. Việc giải quyết mâu thuẫn này phải nhờ vào sự giác ngộ của cả người nghệ sĩ và nhân dân

Câu 4 trang 124 SGK văn 11 tập 1:

Đặc sắc nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô:

  • Ngôn ngữ kịch có tính tổng hợp cao
  • Thành công trong việc khắc họa tính cách, nội tâm nhân vật và dẫn dắt xung đột kịch
  • Vở kịch được viết dựa trên những yếu tố lịch sử, khai thác các sử liệu phù hợp với yêu cầu của bi kịch trong tính logic, tính quy luật của lịch sử
Xem thêm:  Nghị luận xã hội về sành điệu của giới trẻ

III- Luyện tập Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Về lời đề tựa:

  • Nhà văn đã chân thành bày tỏ lỗi băn khoăn của mình: lẽ phải thuộc về cái đẹp hay hiện thực, người nghệ sĩ hay quần chúng nhân dân. Ông thú nhận “Ta chẳng biết”, tức là không thể đưa ra một lời giải đáp thoả đáng. Mâu thuẫn giữa cái đẹp, nghệ thuật và lợi ích thiết thực của nhân dân chỉ được giải quyết khi người nghệ sĩ có ý thức về hiện thực, sáng tạo dựa trên hiện thực, không xa rời cuộc sống, nhân dân, cũng đồng thời phải biết trân trọng và yêu quý cái đẹp.
  • Nhà văn còn khẳng định: “Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”, nghĩa là yêu cái đẹp, nhạy cảm trước bi kịch của người nghệ sĩ

Nguồn Internet

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status