Suy nghĩ của em về cái chết của Lão Hạc

Đề bài: Suy nghĩ của em về cái chết của Lão Hạc

Bài làm

Lão Hạc là truyện ngắn phản ánh chân thực nhất cảnh đời cơ cực, nhiều cay đắng nhất của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Có thể nói là xã hội này đầy rẫy những bất công, đẩy người nông dân vào bế tắc, tuyệt vọng, không lối thoát. Nam Cao đã xây dựng thành công hình ảnh Lão Hạc với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nhưng cuối cùng số phận bi thảm. Cái chết của Lão Hạc cuối truyện luôn ám ảnh người đọc, bởi giá trị mà nó muốn nhắn gửi thực sự có ý nghĩa sâu xa.

Không phải bỗng nhiên lão Hạc muốn tìm đến cái chết, bởi chẳng ai muốn chết cả. Chỉ khi túng quá, quẫn quá, và không còn con đường nào khác để đi thì cái chết là sự giải thoát nhẹ nhàng nhất. Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng được 5 đồng, thấy day dứt, thấy mình thật tệ bạc với nó quá. Lão tính đi tính lại, cuối cùng cũng tích được 30 đồng gửi ông Giáo, bao giờ con trai ông về thì nhờ ông Giáo gửi lại con trai.

Cuộc sống luôn vận động và con người trong cuộc sống luôn phải nương theo dòng chảy của nó. Sống trong chính cuộc đời, con người luôn phải có nhiều nỗi lo toan trăm bề mà trong truyện “Lão Hạc” của Nam Cao lại là một bực tranh hiện thực, trong bức tranh ấy người nông dân chân chất hiện lên, với những suy nghĩ, lo toan, tính toán cho tương lai và dưới cái nhìn của ông giáo. Và cũng cần xem xét lại tình cảm sâu sắc giữa lão Hạc và con chó vàng, phải chăng vì sự tồn tại hay vì bản thân mà con người chối bỏ đi tình cảm của mình… Nhưng khi câu chuyện kết thúc với cái chết thương tâm của lão Hạc “thì cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì những tình cảm của con người vẫn tồn tại trọn vẹn, vẫn viên mãn, vẫn còn nhiều cái tốt để đáng sống, “nhưng lại đáng buồn theo nghĩa khác” rằng trong cuộc đời tồn tại một con người nhân nghĩa, biết lo xa, bất chấp bản thân mình để hi sinh, để thanh thản thì đó là một điều tốt, nhưng cũng vì hoàn cảnh, cũng vì cuộc sống không như ý muốn nên trên đời mất đi một con người tốt, đẹp đẽ, vậy có công bằng? Triết lý trong truyện đã khiến ta thêm suy nghĩ, phân tích cũng như có khả năng nhìn nhận được nhiều khía cạnh rất khác nhau, dưới những hình ảnh cũng không giống nhau của một sự vật, sự việc mà bản chất là những gì gần gũi với cuộc sống

Qua nhiều làn Lão Hạc nói đi nói lai về ý định bán cậu Vàng vì con chó và cũng là người bạn thân của Lão, có thể thấy lão đã suy tính, đắn đo nhiều lắm. Lão coi việc này rất hệ trọng bởi con chó Vàng này là người bạn tri kỉ của lão, cũng là kỉ vật để lão nhớ về người con đang đi đồn cao su vì trước đây nó rất thương yêu con Vàng. Có thể thấy tình cảm của lạo với cậu Vàng là vô cùng to lớn, lão đã vô cùng khó khăn và đắn đo khi có quyết định bán nó.

Sau khi bán cậu Vàng, lão cứ day dứt ân hận mãi vì già bằng này tuổi đầu rồi còn đi lừa một con chó. Cả đời ông già nhân hậu này đã nỡ lừa dối một ai bao giờ.

Xét về cử chỉ, bộ dạng lão Hạc khi nói với ông giáo chuyện bán chó: “Lão cố vui lên nhưng lại “cười như mếu” và đôi mắt lại ngân ngấn nước. Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn ép lại với nhau xô cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lạo nghẹo về một bên và miệng lão móm mém như con nít, Lão hu hu khóc”. Các chi tiết ngoại hình thể hiện cho ta thấy một cõi lòng đang vô cùng đau đớn, xót xa ân hận…

Lão Hạc chết vì muốn giữ mình vẫn là 1 người nông dân lương thiện, chết để bảo toàn mảnh vườn cho đứa con trai mà ông luôn tin rằng nó sẽ trở về, chết để ko làm phiền đến hàng xóm láng giềng, chết vì sợ ông sống sẽ phí phạm đến số tiền mà mình đã giành dụm cực khổ bao năm nay, chết vì để thoát khỏi cái xã hội phong kiến bức bách và đầy rẫy những thứ xấu xa và cũng có thể chết vì ân hận khi đã bán cho Vàng. Nhân cách cao quý của người nông dân Việt Nam chất phác, họ chết nhưng vẫn giữ được cái gọi là tự trọng, lòng thương con và sự lương thiện.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ Người Tử Tù của tác giả Nguyễn Tuân

Cái chết của Lão Hạc dù kết thảm bi thảm như thế nào, lão vẫn giữ lại cho chúng ta bức thông điệp về nổi trăn trở của một con người trong niềm đau nhân cách. Ta không đưa Lão Hạc đên tận huyệt mồ quên lãng, nhưng vẫn thấy sâu thẳm huyệt lòng một niềm rưng rưng không nguôi. Người cha “Thà chết chứ không chịu bán đi một sào…” cái mãnh vườn thân yêu dành cho đứa con khốn khổ. Nam Cao lạnh lùng đẩy nấc thang đạo đức đến ranh giới của thị phi, khiến chúng ta dầu không bắng lòng vẫn không giám vội vàng phê phán.

Cái chết của lão Hạc để lại trong lòng người đọc nhiều ám ảnh. Lão chết, cái chết đó giàu giá trị nhân văn, cũng như phản ánh chân thực hiện trạng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đang rơi vào bế tắc như thế nào. Vì bế tắc, vì nghèo đói, vì lòng tự trọng nên cái chết là sự lựa chọn cuối cùng, dù là bất đắc dĩ thì nó cũng có thể kết thúc trong êm đẹp. Xã hội Việt Nam bất giờ cái nghèo đói tràn lan, thực dân phong kiến đã đẩy những người nông dân đến bước đường cùng như thế này.

Cái chết của Lão Hạc vừa phản ánh sự bế tắc của thời đại, của con người, đồng thời giải phóng chính lão hạc khi muốn mang đến những điều tốt đẹp cho đứa con của mình.

Xem thêm:  Kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn - Bài viết số 3 lớp 9 đề 1 kể về lần em mắc lỗi xem trộm nhật ký

Nguồn Vietvanhoctro.com

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status