Thao tác lập luận phân tích

Thao tác lập luận phân tích

Hướng dẫn

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH

Đọc kĩ đoạn trích của Hoài Thanh về nhân vật Sở Khanh và trả lời các câu hỏi:

1. Đói với nhân vật Sở Khanh, tác giả đánh giá: Trong xã hội này, Sở Khanh bấn thỉu và bần tiện nhất.

2. Để thuyết phục người đọc đồng thuận với ý kiến của mình, tác giả đã phân tích vấn đề, chọn chi tiết so sánh với các chi tiết cùng loại trên cơ sở đó rút ra những nét độc đáo của đối tượng được phân tích.

3. Trong đoạn trích, nội dung câu kết thúc là kết quả suy luận được rút ra từ câu chủ đề đầu và các câu triển khai. Đoạn văn kết cấu kiểu tổng – phân – hợp.

4. Trong các bài văn nghị luận (xã hội và văn học đối tượng phân tích là vấn đề xã hội, hiện tượng xã hội, thơ, truyện, nhân vật, sự kiện, hiện tượng văn học.

5. Phân tích là xem xét đối tượng, sự vật vấn đề ở các bình luận, các bộ phận khác nhau đế làm rõ luận điểm cần trình bày.

Các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống thường được tạo bởi nhiều bộ phận, yếu tố, các bộ phận, yếu tố này không tồn tại một cách tách rời mà đều có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Phân tích là chia, tách sự vật, hiện tượng thành nhiều yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối quan hệ bên trong.

Xem thêm:  Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô)

Phân tích luôn gắn với tổng hợp, khái quát. Phân tích mà không tổng hợp khái quát thì sự phân tích đó sẽ mất đi nhiều ý nghĩa. Ngược lại, tổng hợp khái quát mà không dựa vào phân tích thì sẽ thiếu cơ sở không vững chắc. Để có thể rút ra những kết luận đúng cần phải dựa trên sự phân tích sâu sắc kĩ càng, xem xét sự vật, hiện tượng một cách toàn diện từ nhiều phía.

Tóm lại, phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận đế xem xét. Nhưng muôn xem xét đế chỉ ra đặc điểm nội dung và mối quan hệ giữa các bộ phận ấy thì người phân tích cần phải vận dụng nhiều cách thức cụ thể khác nhau, chẳng hạn: Cắt nghĩa và bỉnh giá, chi ra nguyên nhân – kết quả, phân loại đối tượng, liên hệ dối chiếu…

II. CÁCH PHÂN TÍCH

– Đoạn 1 để làm nổi bật sức mạnh tác quái của đồng tiền trong xã hội của bối cảnh Truyện Kiều Hoài Thanh đã phân tích cho thấy đồng tiền đã chi phối cả xã hội ấy từ quan lại, sai nha đến bọn buôn thịt bán người và cả ngay Kiều nữa.

– Đoạn 2 đề làm nổi bật ảnh hưởng xấu của việc dân số ngày càng tăng, Nguyễn Minh Thuyết đã phân tích cho thấy việc dân số ngày càng tăng ấy làm cho lương thực thực phẩm thiếu, suy thoái sức khỏe, thoái hóa giống nòi, chất lượng chăm sóc giảm sút.

Xem thêm:  Phân tích bài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu    

Hai đoạn trên lập luận phân tích cũng có kết cấu tống – phân – hợp như đã thường thấy.

Ghi nhớ

Mục đích của phân tích là làm rõ dặc điểm về nội dung hỉnh thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng).

Khi phân tích cần chia, tách đối tượng thành các yếu tố, bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định (quan hệ giữa các bộ phận tạo nên dối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích).

– Phân tích cần đi sâu vào từng mặt, từng bộ phận, song cần đặc biệt lưu ý đên quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn thống nhất.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1

a) Trong đoạn trích này, người viết đã phân tích đối tượng từ mối quan hệ giữa các bộ phận tạo nên đối tượng, theo trật tự các dòng thơ.

b) Trong đoạn trích này người viết đã phân tích đối tượng từ mổì quan hệ giữa đốì tượng với các đốì tượng liên quan.

Bài tập 2

Có thể phân tích vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong Tự tình (bài II) thơ Hồ Xuân Hương ở các mặt: Từ ngữ, hình ảnh…

Gợi ý

Vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật trong Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương là những từ ngữ và hình ảnh tạo được ấn tượng mãnh liệt.

Những từ ngữ trong bài thơ này đều là từ thuần Việt gợi hình sinh động màu sắc đường nét đặc tả mạnh bằng những động từ chỉ tình thái: dồn, trơ, xế, xiên ngang, đâm toạc, di, lại lại, san sẻ và tính từ chỉ tình thái: say, tỉnh, khuyết, tròn… nhằm diễn tả những cảm nhận về sự đời và số phận.

Xem thêm:  Hai đứa trẻ

Những hình ảnh trong bài thơ này cũng thế. Nhờ nghệ thuật đặc tả những hình ảnh đó cũng gây ấn tượng rất mạnh. Tác giả đẩy đối tượng miêu tả tới độ cùng cực của tình trạng, mang tính tạo hình cao. Chẳng hạn, nói về sự cô đơn trơ trọi đến vô duyên của người phụ nữ thì “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Các hình ảnh các từ ngữ “xiên ngang”, “đâm toạc” đều là hành động mạnh mẽ như muôn tung phá, đầy sức sống trẻ trung.

Mai Thu

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status