Đề bài: Tóm Tắt Các Chặng Đường Thơ Của Tố Hữu
Bài làm
Tố Hữu (1920-2002 ) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Quê quán ở Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế. Truyền thống văn hóa, văn chương của quê hương và gia đình là những nhân tố quan trọng trong sự hình thành hồn thơ Tố Hữu. Tố Hữu được biết đến là một trong những lá cờ đầu của nền thơ ca Cách mạng Việt Nam, ông đã để lại một sự nghiệp thơ ca có giá trị cho tàng văn học Việt Nam.
Con đường thơ Tố Hữu (Tố Hữu) được chia làm 5 chặng. Các chặng đường thơ TH gắn liền với chặng đường Cách mạng của dân tộc. Đồng thời cũn thể hiện sự vận động trong quan điểm, tư tưởng và bản lĩnh như thế của nhà thơ. Thơ ông là tấm gương phản chiếu cách mạng tâm hồn của con người Việt Nam trong năm tháng chiến đầu hào hùng, oanh liệt.
Chặng đường thứ I: Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946)
- Nội dung
Từ Ấy là chặng đường đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác thơ của TH gắn với quá trình vận động của cách mạng Việt Nam từ thời kỳ mặt trận dân cho tới khi cách mạng tháng 8 thánh công. Tập thơ gôm 72 bài được chia thành 3 phần: Máu lửa (1938); Xiềng xích(1939); Giải phóng(1942).
Ta bắt gặp tiếng reo vui trước chân lý cách mạng và lẽ sống cho đời “Từ Ấy” (khổ 1) ta cũng thấy ở đo sự chia, cảm thông của tác gủa với những cuộc đởi cơ cực, số phận bất hạnh (Tiếng hát sông Hương).
Tập thơ còn la một tiếng hát sôi sục, ý chí đấu tranh giành quyền tự do “Tâm tư trong tù”. Đồng thời, tập thơ còn là sự nồng nhiệt, ngợi ca thắng lợi của Cách mạng tháng 8 “Huế tháng 8”.
- Nghệ thuật:
Từ Ấy cuốn hút người độc bằng sự sôi sục, nồng nghiệt chân thành của một tâm hồn, trẻ trung, say mê lý tưởng, toàn cảm hứng lãng mạn cách mạng:
“Răng không con gái trên sông,
Mai cô sẽ sạch từ trong tới ngoài
Thơm như hoa nhuỵ, hoa nhài
Sạch như nước suốii ban mai giữa rừng”.
“Tôi vẫn đứng trên con đường đầy lửa máu
Chân kiêu căng không thoái lộ bao giờ”.
“Ngực nép 4000 năm trưa nay con gió mạnh
Thổi phồng lên tim bỗng hoá mặt trời”.
Chặng đường thơ thứ II: Việt Bắc (1946-1954)
- Hoàn cảnh: Tập thơ gôm 27 bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian từ 1946 đê 1954 gắn với cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại của dân tộc ta.
- Nội dung:
Tập thơ là bản anh hùng ca gji lại những đoạn đường gian khổ đấu tranh đến thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Tác giả còn khám phá, khắc hoạ vẻ đẹp của nhân dân trong quá trình xây dựng đất nước, chiến đấu: Những người lình dũng cảm, kiên cường,…
“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng đầu nung lửa sắt
56 ngày đêm mưa dầm, cơm vắt
Màu trộn bùn non, gan không nún, chí không mòn”.
Những cậu bé liên lạc (Lượm), những bà mẹ VN thương con, yêu nước (Bầm ơ!) và những người phụ nữ dũng cảm, đảm đang. Đặc biệt, là hình tượng nổi bật trong bài thơ này là Đảng và Bác Hồ kính yêu (Việt Bắc; Sáng tháng 5) xuyên suốt tập thơ là tiếng ca vang dội phản ánh chiến thắng hào hùng của dân tộc “Việt Bắc” được đánh ía là đỉnh cao trong sự nghiệp thơ ca Tố Hữu.
- Nghệ thuật: Tập thơ mang đậm tính dân tộc, đại chúng và đậm đà tính sư rthi giàu cảm hứng lãng mạn.
Chặng đường thơ thứ III “Gió Lộng” ( 1955-1961)
- Hoàn cảnh: Tập thơ gồm 55 bài, được sáng tác trong khoảng thời gian 1955-1961, lú này hoà bình lặp lại, miền Bắc tiến lên xây dựng xã hội, miền Nam đang phải tiến hành cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước.
- Nội dung:
Tập thơ viết với 2 nguồn cảm hứng lớn:
Niềm vui phơi phới của dân tộc trước công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc trong “30 năm đời ta có Đảng”:
“Đã nghe nước chảy lên non
Đã nghe đất chuyển con sông dài
Đã nghe gió ngày mai thổi lại
Đã nghe gió thổi lại bay cao”.
Những tỉnh cảm tha thiết, sâu đậm với miền Nam ruột thịt bột lộ ý chí sắt đá giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong “thì muôn đời, muôn kiếp không tàn”:
“Đồng bào ơi! Anh chị em ơi
Hỡi lương tâm của tất cả loài người
Hãy nhe tiếng của nghìn người bị giết
Không sống nữa nhưng không chịu chết”
- Nghệ thuật: Tập thơ có giọng hào sảng, ngợi ca non sông đất nước trong cái nhìn sử thi và cảm hững lãng mạn. Tuy nhiên, tác giả không khỏi có lúc rơi vào cái nhìn giản đơn, một chiều, khi tái hiện một cuộc sống mới và công cuộc xây dựng CNXH.
Chặng đường thơ thứ IV
Ra trận (1962-1971) gồm 34 bài
Máu và Hoa (1972-1977) gồm 13 bài
- Hoàn cảnh: 2 tập thơ này gắn liền với những năm tháng cách mạng cứu nước để đi đến ngày thống nhất của toàn dân tộc.
- Nội dung:
Cả 2 tập thơ đều tập trung ca ngợi cuộc chiến đấu trên 2 mặt trận tổ quốc. Cổ vũ tinh thần đấu tranh quyết liệt kiên cường của nhân dâ, Nhà thơ đã ghi lại một chặng đường lịch sử gian nan. Đồng thời cũng khám phá và khẳng định được phẩm chất của con người VN trong cuộc đấu tranh giành độc lập ấy. Trong “Hãy nhớ lấy lời tôi” và ” Người con gái Việt Nam”, “Hoan hô anh giải phóng quân”.
2 tập thơ còn thể hiện niềm tin, niềm tự hào phơi phới khi toàn thắng và là ca khúc khải hoàn ca ngợi cuộc kháng chiến chống Mĩ vĩ đại của dân tộc trong “Vui thế hôm nay”:
” Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ
Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển,
Xanh màu xanh của những ước mơ
Tôi bay giữa màu xanh giải phóng
Tầng thấp, tần cao, chiều dài, chiều rộng
Ôi VN yêu suốt một đời
Nay mới được ôm người tọn vọn người ơi!”
- Nghệ thuật: Khuynh hướng khái quát, tổng hợp nội dung chính luận thời sự với cảm hứng anh hùng ca là đặc điểm chủ yếu của 2 tạp thơ này.
Chặng đường thứ V” “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999)
- Hoàn cảnh: 2 tập thơ này ra đời khi đất nước bước vào thời kỷ đổi mới, khuynh hướng trữ tình, chính trị còn là một nét ổn định trong thơ TH.
- Nội dung:
Tuy vậy, nó không cò là mác cảm hứng nổi trội nhất, nhà thơ thể hiện những suy ngẫm, chiếm nghiệm về cuộc sống, về lẽ đời:
“Mới bình mĩnh đó đã hoàng hôn
Đang nụ cười tươi bỗng lệ tuôn
Đời thường sớm nắng chiều thơ vậy
Khuấy động lòng ta biết mấy đường”.
Nhưng TH vẫn luôn tin vào những giá trị bền vừng trong cuộc sống:
“Muôn đời đất nước tặng mùa Xuân
In sáng lòng ta một chữ nhân”
- Nghệ thuật: Giọng thơ TH thời kỳ này đậm chất suy tưởng.
Kết luận:
Như vậy, con đường thơ TH gắn bó chặt chẽ với con đường cách mạng của đất nước với hơn nửa thế kỷ cầm bút ông đã có đóng góp lớn lao làm nên diện mảo của nền văn học CMVN