Tóm tắt vở chèo “Quan âm Thị Kính’ ngắn gọn hay nhất

Chèo cổ và Tuồng cổ, là loại hình sân khâu dân gian Việt Nam. Nội dung chèo cổ giàu giá trị nhân đạo, nói lên những bi kịch cuộc đời, lên những ngang trái bất công. Vai hề trong chèo cổ thể hiện tiếng cười dân gian rất hóm, hỉnh, yêu đời. Tư tưởng trong Quan Âm Thị Kính là tư tưởng Phật giáo. Đời là một bể khổ mà mỗi người là một con thuyền vô trạo, một cánh bèo trôi giạt ở bến mê. Đời Thị Kính là một thí dụ. Đời buồn là thế, chúng sinh muốn hết khổ thì phải tìm đến con đường tu hành. Ngày nay, nghệ thuật chèo đang dược cải biên và đổi mới. Trong chương trình Ngữ Văn 7, ta cũng bắt gặp đề bài tóm tắt vở chèo Quan âm Thị Kính. Dạng bài tóm tắt là một dạng bài quen thuộc và ta cũng bắt gặp rất nhiều nhưng để làm hay các bạn cần tóm tắt vào những chi tiết quan trong, những sự kiện chính. Dưới đây là bài tóm tắt hay nhất mà các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn thành công.

TÓM TẮT VỞ CHÈO “QUAN ÂM THỊ KÍNH” LỚP 7 HAY NGẮN GỌN

Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Truyện kể về nhân vật chính là Thị Kính con gái Mãng Ông. Cô gái lấy chồng là Thiện Sĩ. Đến đêm chàng mệt ngả lưng yên giấc. Nhìn thấy có chiếc râu mọc ngược sẵn có dao bén nàng cầm lấy định dùng để xén nó đi. Bỗng nhiên Thiện Sĩ tỉnh giấc. Bị nghi oan là muốn giết chồng. Cô trở về nhà cha mẹ. Cải trang thành người nam. Tìm đến chùa Vân xin đi tu. Thị Mầu con gái phú ông rất lẳng lơ, mê đắm chú tiểu Kính Tâm; ve vãn mãi mà vẫn không được. Sau dó Thị Mầu chửa hoang với anh Nô, kẻ đi đợ. Làng phạt vạ. Thị Mầu vu cho tiểu Kính Tâm. Kính Tâm bị đuổi ra cổng chùa, Thị Mầu trao đứa con hoang cho Kính Tâm. Suốt 3 năm ròng rã phải chịu khổ cực. Như vậy bà Thị Kính, tức tiểu Kính Tâm, xuất gia tu Đạo Phật đã đền đáp đầy đủ công ơn cha mẹ, đồng thời lại giúp đời, cứu người. Và trong lúc trà tỳ mọi người đều trông thấy một vầng hào quang ngũ sắc trên bầu trời và trên vầng hào quang là một toà sen nhiều cánh có hình ảnh Bồ Tát Kính Tâm. Qua vở chèo ta cũng cảm nhận được tư tưởng trong Quan Âm Thị Kính là tư tưởng Phật giáo.

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ: Cõng rắn cắn gà nhà

Nguồn Vietvanhoctro.com

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status