[Văn mẫu học sinh giỏi] Hãy phân tích tác hại của căn bệnh thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh chị phải làm thế nào để khắc phục được thái độ đó?

[Văn mẫu học sinh giỏi] Hãy phân tích tác hại của căn bệnh thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh chị phải làm thế nào để khắc phục được thái độ đó?

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

– Giới thiệu về căn bệnh thiếu trung thực trong thi cử.

2. Thân bài:

Khái niệm:
– Trung thực không dối trá là đức tính quý báu và cần thiết ở mỗi con người đặc biệt ở lứa tuổi học sinh. Phải trung thực với chính mình có thế mới với người khác.

Nguyên nhân dẫn đến việc thiếu trung thực trong thi cử:

– Áp lực điểm số, thứ hạng

– Bài học không có tính tư duy.

– Sự ép buộc, sự sĩ diện của con người.

Tác hại của việc không trung thực trong thi cử:

– Hình thành một thói quen xấu cho học sinh.

– Tạo cho học sinh thói quen phụ thuộc, không chịu tư duy.

– Hạ thấp phẩm giá cá nhân, làm rạn nứt các mối quan hệ trong trường lớp => không được mọi người tin yêu, kính trọng.

– Không tạo được uy tín cá nhân, các mối quan hệ trong trường lớp không được lâu bền và bền chặt.

Cách khắc phục:

– Cố gắng học tập bằng chính năng lực của mình.

– Không giấu dốt, tự tin bản thân sẽ có thể vượt qua những khó khăn, những điều mới mẻ.

– Phát động các hoạt động nói không với “bệnh thành tích”, “gian lận trong thi cử”.

– Khen thưởng kịp thời với những người có đóng góp to lớn trong việc gạt bỏ tiêu cực trong thi cử.

3. Kết bài:

Liên hệ bản thân, khái quát lại tác hại của căn bệnh thiếu trung thực trong thi cử.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

benh thieu trung thuc trong thi cu - [Văn mẫu học sinh giỏi] Hãy phân tích tác hại của căn bệnh thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh chị phải làm thế nào để khắc phục được thái độ đó?

Phân tích tác hại của căn bệnh thiếu trung thực trong thi cử

Bài văn tham khảo

Việc hình thành và rèn luyện nhân cách ngay từ nhỏ rất quan trọng,nó là nền tảng hình thành một con người. Thế nhưng, tại trường học, nơi để trẻ phát triển nhân cách một cách tốt nhất và hoàn thiên nhất lại tạo cho trẻ một đức tính không tốt. Đó chính là thiếu trung thực trong thi cử.

Trung thực chính là không dối trá là đức tính quý báu và cần thiết ở mỗi con người đặc biệt ở lứa tuổi học sinh. Phải trung thực với chính mình có thế mới với người khác. Đức tính quý báu ấy dần bị ăn mòn bởi xã hội, cuộc sống.

Từ khi vừa bước chân vào lớp một, trung thực đã được lồng ghép vào các bài giáo dục trên lớp, nó hình thành cái gốc, cái nền cho học sinh về lòng trung thực, vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là, nguyên nhân nào làm cho học sinh dần mất đi tính trung thực của mình, là do gốc, do nền chưa đủ vững chăng? Theo tôi, nguyên nhân chính là do các tác động từ bên ngoài, các con điểm, thứ hạng ép học sinh phải vào con đường không trung thực. Vì sự hãnh diện nhất thời mà đánh mất đi chính mình, đánh mất đi cả lòng tự trọng. Và đặc biệt hơn, ngày nay, việc học vẹt dần đi sâu vào nền giáo dục, sẽ có rất nhiều học sinh bất lực vì không thể học bài nổi, chúng mất dần khả năng tư duy, và thực chất, trong bài kiểm tra chẳng có chút gì để chúng tư duy cả, học bài thì làm được, không học bài thì xem như bỏ, thế nên con trẻ cứ thế mà mất dần đi cái nền móng ban đầu của lòng trung thực.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương

Việc không trung thực trong thi cử để lại những tác hại khủng khiếp và dần trở thành một vấn đề nhức nhối cho nền giáo dục nước nhà. Trong tất cả các kì thi dù lớn hay nhỏ, trong lớp trong trường hay mang tính quốc gia thì ta đều bắt gặp các hiện tượng như quay cóp, sử dụng tài liệu… Nó gây nên sự hình thành một thói quen xấu, khiến sức học của học sinh giảm dần, làm cho nền giáo dục ngày càng đi xuống, hạ thấp phẩm giá cá nhân, làm rạn nứt các mối quan hệ trong trường lớp, không tạo được uy tín cá nhân “nhất sự bất tín, vạn lần bất tin”, các mối quan hệ trong trường lớp không được lâu bền và bền chặt, và đặc biệt nhất chính là không được mọi người tin yêu, kính trọng, những điều này có thể dẫn đến trẻ bị cô lập khỏi môi trường trường lớp, gây nên những chịu đáng tiếc xảy ra.

Ta cần tìm ngay biện pháp khắc phục sớm trước khi đức tính xấu này ăn sâu vào con người của các mầm non tương lai, nhà trường và xã hội cần phát động các hoạt động nói không với “bệnh thành tích”, “gian lận trong thi cử”. Tại gia đình, không gây áp lực cho con trẻ bằng điểm số, thành tích trong lớp. Và ở chính mỗi học sinh cũng cần phải cố gắng học tập bằng chính năng lực của mình, không giấu dốt, tự tin bản thân sẽ có thể vượt qua những khó khăn, những điều mới mẻ. Đặc biệt hơn, ta cần khen thưởng kịp thời với những người có đóng góp to lớn trong việc gạt bỏ tiêu cực trong thi cử trả lại sự trong sáng cho môi trường giáo dục, thúc đẩy giáo dục vươn lên, phát triển đến một tầm cao mới, đào tạo ra những nhân tài tương lai giúp ích cho đất nước.

Xem thêm:  Tả em trai của em

“Ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối”, bạn hãy sống một cách trung thực nhất vì bản thân và những người xung quanh đặc biệt là trong thi cử. Người thiếu trung thực sẽ dẫn đến gian dối, tham nhũng trước sau cũng dẫn đến thân bại danh liệt.

Thái Lê Vân

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status