[Văn mẫu học sinh giỏi] Phân tích bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung

[Văn mẫu học sinh giỏi] Phân tích bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Một dân tộc phát triển và tiến bộ không được định nghĩa bởi núi sông bờ cõi hay lịch sử hào hùng mà được định nghĩa và làm nên bởi tài trí của những bậc hiền tài. Bởi vậy, Trân Nhân Trung đã khẳng định điều đó trong tác phẩm “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.

2. Thân bài

Khái quát tác giả, tác phẩm

– Thân Nhân Trung là một vị quan đại triều có uy tín về đức độ, tài năng và là một nhà giáo mẫu mực của thời đại với một khối lượng tác phẩm đồ sộ.

– “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là đoạn trích từ bài văn bia giải thích ý nghĩa của việc dựng bia tiến sĩ. Qua đó khẳng định hiền tài là nguyên khí của quốc gia, có vai trò quan trọng đối với vận mệnh đất nước.

Phân tích:

* Giải thích:

– Hiền tài là những người tài giỏi, có cả trí lẫn đức, hết mình phụng sự sự nghiệp dựng nước và giữ nước, góp phần đưa đất nước phát triển lớn mạnh hơn.

– nguyên khí quốc gia là nền tảng làm nên sự sống còn và phát triển của xã hội và đất nước.

* Lập luận của tác giả:

– nêu cao sự cần thiết của việc quan tâm, đào tạo và tạo nhiều cơ hội phát triển cho hiền tài.

+ Việc bộc lộ tài năng của người hiền tài phụ thuộc vào việc xã hội ấy, đất nước ấy có biết trọng dụng hay không.

+ Một đất nước, một xã hội muốn phát triển cần:

  • chăm lo bồi dưỡng, trọng dụng hiền tài,
  • trân trọng, tôn vinh những cống hiến, những đóng góp của họ,
  • bảo vệ, phát huy những giá trị quý giá mà họ đã đem lại cho xã hội,
  • tạo một môi trường trong sạch, lành mạnh để người hiền tài được phát huy hết tiềm năng,
  • có sự quan tâm đãi ngộ kịp thời, đúng đắn với người hiện tại.

=> hiền tài mới ngày càng dồi dào và đất nước mới thực sự hưng thị

+ Nếu không trọng dụng nhân tài: xã hội lâm vào suy thoái, trì trệ, quốc gia tất sẽ đi đến chỗ suy yếu.

– ý nghĩa to lớn của việc khắc bia để tên các tiến sĩ đối với đương thời và hậu thế.

+ Thể hiện niềm tự hào của người hiền tài khi đã góp được công sức, tuổi trẻ của mình cho đất nước, để mọi người có thể biết đến tên tuổi của những người hiền tài và lưu truyền muôn đời sau

Xem thêm:  Cảm nghĩ về Sài Gòn vào mùa mưa

+ tôn vinh tên tuổi của các bậc hiền tài, ghi nhớ công lao

+ răn dạy lẽ phải, ngăn ngừa sự tha hoá biến chất của những người có tài, có chức quyền trong thiên hạ.

=> Nghệ thuật liệt kê trùng điệp, đối lập kết hợp giọng văn trang trọng cùng lối nói mạch lạc rõ ràng, dễ hiểu .

3. Kết bài

Bằng phương pháp lập luận chặt chẽ và nghệ thuật sử dụng từ ngữ chính xác, Thân Nhân Trung đã để lại cho người đời sau bài học về cách nhìn nhận, đánh giá, sử dụng nhân tài đúng đắn và hợp lí. Biết phát hiện, đầu tư đào tạo và tôn trọng nhân tài – đặc biệt là hiền tài thì sự nghiệp dân giàu nước mạnh mới mau chóng trở thành hiện thực. Việc sử dụng nhân tài trong xã hội hội nhập ngày nay càng có ý nghĩa quan trọng và có thể coi là yếu tố tiên quyết đến sự phát triển, phồn vinh của dân tộc.

van mau hoc sinh gioi phan tich bai hien tai la nguyen khi cua quoc gia cua than nhan trung - [Văn mẫu học sinh giỏi] Phân tích bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung

Phân tích bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Làm bài tham khảo

Một dân tộc phát triển và tiến bộ không được định nghĩa bởi núi sông bờ cõi hay lịch sử hào hùng mà được định nghĩa và làm nên bởi tài trí của những bậc hiền tài. Bởi vậy, Trân Nhân Trung đã khẳng định điều đó trong tác phẩm “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.

Thân Nhân Trung là một vị quan đại triều có uy tín về đức độ, tài năng và là một nhà giáo mẫu mực của thời đại. Ông để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, trong số đó nổi tiếng nhất có lẽ là tác phẩm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” với tư tưởng đúng đắn, tiến bộ vượt thời đại: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yểu, rồi xuống thấp”.

“ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là đoạn trích từ bài văn bia giải thích ý nghĩa của việc dựng bia tiến sĩ. Việc dựng bia như vậy vừa để ghi công những tên tuổi của các bậc hiền tài đã cống hiến cả đời mình cho đất nước đồng thời còn là cách động viên để mọi người có thêm động lực để cùng nhau xây dựng đất nước giúp cho nhân dân có được cuộc sống ấm no. Do đó, đoạn trích nổi bật là nội dung chủ đạo: hiền tài là nguyên khí của quốc gia, có vai trò quan trọng đối với vận mệnh đất nước.

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Vậy hiền tài là gì? Nguyên khí quốc gia là gì?

Xem thêm:  Bàn luận về chữ "An"

Hiền tài là những người tài giỏi, có cả trí lẫn đức, hết mình phụng sự sự nghiệp dựng nước và giữ nước, góp phần đưa đất nước phát triển lớn mạnh hơn. Bên cạnh đó, nguyên khí là khí chất ban đầu làm nên sự sống và quá trình phát triển của sự vật. Như vậy có thể hiểu nguyên khí quốc gia là nền tảng làm nên sự sống còn và phát triển của xã hội và đất nước.

Tư tưởng của Thân Nhân Trung hiền tài là nguyên khí quốc gia không chỉ khẳng định vai trò quan trọng của hiền tài đối với quốc gia mà còn nêu cao sự cần thiết của việc quan tâm, đào tạo và tạo nhiều cơ hội phát triển cho hiền tài. Đất nước nào, xã hội nào cũng có những người hiền tài, tuy nhiên họ có được phát huy hết tài năng hay không còn phụ thuộc vào việc xã hội ấy, đất nước ấy có biết trọng dụng hay không. Một đất nước, một xã hội muốn phát triển cần thiết phải chăm lo bồi dưỡng, trọng dụng hiền tài, cần trân trọng, tôn vinh những cống hiến, những đóng góp của họ, cần bảo vệ, phát huy những giá trị quý giá mà họ đã đem lại cho xã hội, cần tạo một môi trường trong sạch, lành mạnh để người hiền tài được phát huy hết tiềm năng, Cần có sự quan tâm đãi ngộ kịp thời, đúng đắn với người hiện tại. Có như vậy thì hiền tài mới ngày càng dồi dào và đất nước mới thực sự hưng thịnh. Ngược lại, có hiền tài mà không trọng dụng, thậm chí còn tìm cách hủy hoại thì hiền tài cạn kiệt, không còn những người tài đức để kiến tạo đất nước, xã hội lâm vào suy thoái, trì trệ, quốc gia tất sẽ đi đến chỗ suy yếu.

Tác giả còn nêu ý nghĩa to lớn của việc khắc bia để tên các tiến sĩ đối với đương thời và hậu thế. Thứ nhất, là dù có trọng dụng hiền tài như thế nào đi chăng nữa thì mỗi người đều mong muốn được khắc tên mình trên bia đá để họ coi đó là niềm tự hào của bản thân khi đã góp được công sức, tuổi trẻ của mình cho đất nước, để mọi người có thể biết đến tên tuổi của những người hiền tài và lưu truyền muôn đời sau. Thứ hai, Tác giả khẳng định việc dựng bia là một việc cần thiết và đúng đắn. Ngoài ý nghĩa tôn vinh tên tuổi của các bậc hiền tài, ghi nhớ công lao của những người có đóng góp to lớn cho đất nước, dân tộc thì mục đích của việc dựng bia là để răn dạy lẽ phải, ngăn ngừa sự tha hoá biến chất của những người có tài, có chức quyền trong thiên hạ. Để những người tài trở thành hiền tài, thành nguyên khí quốc gia thì triều đình cần phải có chính sách đào tạo và sử dụng hiệu quả, phải có những điều răn dạy nghiêm khắc trước mắt và lâu dài. Bia đá sẽ là lời nhắc nhở hiền tài có ý thức rõ ràng hơn về trách nhiệm của mình đối với sự hưng vong của đất nước và dân tộc. Trách nhiệm, nghĩa vụ của “kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh” phải như thế nào? Phải “tự trọng tấm thân” rèn đức rèn tài, phải “ra sức báo đáp’ ân đức minh quân thánh đế.

Xem thêm:  Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Với lối liệt kê trùng điệp, đối lập kết hợp giọng văn trang trọng cùng lối nói mạch lạc rõ ràng, dễ hiểu đã khiến cho chúng ta thấy được tác dụng to lớn của việc khắc bia mộ và những ý nghĩa to lớn của việc làm này. Nhân tài của nước ta không nhiều nhưng cũng không quá hiếm hoi nhưng để họ trở thành nhân tài thì triều đình, đất nước cần có những chính sách hiệu quả. Tấm bia đá sẽ là lời nhắc nhở các bậc hiền tài có ý thức trách nhiệm của mình đối với sự hưng vong của đất nước.

Bằng phương pháp lập luận chặt chẽ và nghệ thuật sử dụng từ ngữ chính xác, Thân Nhân Trung đã để lại cho người đời sau bài học về cách nhìn nhận, đánh giá, sử dụng nhân tài đúng đắn và hợp lí. Biết phát hiện, đầu tư đào tạo và tôn trọng nhân tài – đặc biệt là hiền tài thì sự nghiệp dân giàu nước mạnh mới mau chóng trở thành hiện thực. Việc sử dụng nhân tài trong xã hội hội nhập ngày nay càng có ý nghĩa quan trọng và có thể coi là yếu tố tiên quyết đến sự phát triển, phồn vinh của dân tộc.

Bùi Thị Chung

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status