[Văn mẫu học sinh giỏi] Phân tích bài Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương

[Văn mẫu học sinh giỏi] Phân tích bài Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Thơ ca nghệ thuật từ xa xưa đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Nó đã trở thành một kho tàng quý báu, là tuyển tập những viên ngọc sáng lấp lánh vượt qua quy luật băng hoại của tự nhiên. Bởi vậy, người tuyển chọn nó không khỏi tự hào và vinh dự. Niềm tự hào và vinh dự ấy đã được Hoàng Đức Lương ghi lại chân thực qua bài tựa “ Trích diễm thi tập”.

2. Thân bài

a. Khái quát tác giả, tác phẩm

– Hoàng Đức Lương đỗ Tiến sĩ năm 1478, soạn thảo cuốn “Trích diễm thi tập”, gồm có 6 quyển.

– Bài tựa “Trích diễm thi tập” viết vào mùa xuân năm thư 28, niên hiệu Hồng Đức (1497) nói lên quá trình tuyển chọn thơ, biểu lộ niềm tự hào, lòng trân trọng và ý thức bao tồn di sản văn học của dân tộc.

b. Phân tích

– Lí do khiến thơ ca không được lưu truyền đầy đủ ở đời:

+ sắc đẹp của thơ ca “ở ngoài mọi sắc đẹp, mắt thường không thấy được”; vị ngon của thơ ca “ở ngoài mọi vị ngon, miệng thường không nếm thấy” nên ít người cảm nhận được cái hay của thơ.

+ xã hội xưa chủ yếu các bậc danh nho làm quan to trong triều đình làm thơ nhưng vì bận rộn công việc triều đình mà “không có thì giờ để biên tập”.

+có thể cũng có người đã từng sưu tập thơ ca, nhưng vì thấy “trách nhiệm nặng nề, rồi lượng sức mình yếu kém rồi bỏ dở”.

+chỉ nhà chùa mới được tự do khắc ván in sách, còn các nhà Nho, nếu như chưa được nhà vua cho phép, thì không được in ra để lưu hành.

+ chính sách đồng hóa vô cùng thâm hiểm của phong kiến phương Bắc, chúng cướp phá, đốt vô cùng dã man, tịch thu, tiêu hủy thứ sách vở và phá hủy bia đá của ta.

  • làm thơ “chỉ dựa vào các nhà thơ đời Đường mà thôi, còn thơ văn ta thời Lí – Trần thì không khảo cứu vào đâu được”.
  • đau xót trước cảnh nước, là tâm trạng của một con người, một kẻ sĩ giàu tinh thần dân tộc, tự tôn và tự cường cao độ.
Xem thêm:  Tả lại hình ảnh của mẹ khi em mắc lỗi

-Hoàng Đức Lương khiêm tốn nói lên quá trình sưu tập chọn lọc sắp xếp… để làm nên Trích diễm thi tập được sáu quyển, vốn biết “công việc thì nặng nề, mà khả năng còn hạn chế…”

3. Kết bài

Bài Tựa “Trích diễm thi tập” đã thể hiện rõ nét cái tài và cái tâm của Hoàng Đức Lương. Chính ông đã góp phần to lớn vào công việc bảo tồn di sản thơ ca của dân tộc, tô đẹp thêm nền văn hiến Đại Việt với tất cả lòng yêu nước, tự hào.

van mau hoc sinh gioi phan tich bai tua trich diem thi tap cua hoang duc luong - [Văn mẫu học sinh giỏi] Phân tích bài Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương

Phân tích bài Tựa Trích diễm thi tập

Làm bài tham khảo

Thơ ca nghệ thuật từ xa xưa đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Nó đã trở thành một kho tàng quý báu, là tuyển tập những viên ngọc sáng lấp lánh vượt qua quy luật băng hoại của tự nhiên. Bởi vậy, người tuyển chọn nó không khỏi tự hào và vinh dự. Niềm tự hào và vinh dự ấy đã được Hoàng Đức Lương ghi lại chân thực qua bài tựa “ Trích diễm thi tập”.

Hoàng Đức Lương đỗ Tiến sĩ năm 1478, soạn thảo cuốn “Trích diễm thi tập”, gồm có 6 quyển. Có thể xem đây là một tuyển tập thơ nước ta ra đời sớm nhất dưới thời vua Lê Thánh Tông. Bài tựa “Trích diễm thi tập” được Hoàng Đức Lương viết vào mùa xuân năm thư 28, niên hiệu Hồng Đức (1497). Qua bài tựa ông nói lên quá trình tuyển chọn thơ, biểu lộ niềm tự hào, lòng trân trọng và ý thức bao tồn di sản văn học của dân tộc.

Hoàng Đức Lương có đam mê tuyển chọn thơ ca bởi với ông, thơ ca không chỉ hay, chỉ đẹp, mà còn là kết tinh mọi cung bậc cảm xúc, tinh thần của con người. Thế nhưng không phải tác phẩm thơ ca nào cũng được lưu truyền rộng rãi bởi những lí do sau:

Với tác giả, lí do đầu tiên là bởi sắc đẹp của thơ ca “ở ngoài mọi sắc đẹp, mắt thường không thấy được”; vị ngon của thơ ca “ở ngoài mọi vị ngon, miệng thường không nếm thấy”. Thơ ca vốn là sản phẩm tinh thần, là đứa con đẻ của người nghệ sĩ, nó chứa đựng cả cuộc đời, cả những cách nhìn, cách nghĩ, những cung bậc cảm xúc phong phú. Bởi vậy, thơ ca đặc biệt, hấp dẫn nhưng “chỉ có thi nhân mới có thể thấy được sắc đẹp đó, nếm được vị ngon đó”. Vì thế “khiến thơ ca không lưu truyền đầy đủ được ở đời”.

Xem thêm:  Kể lại một trận thi đấu bóng đá mà em chứng kiến

Lí do thứ hai là thơ ca trong xã hội xưa chủ yếu là của các bậc danh nho làm quan to trong triều đình. Họ có tài làm thơ nhưng vì bận rộn công việc triều đình mà “không có thì giờ để biên tập”, còn các quan viên cấp thấp, vì “lật đật lo thi cử, hoặc lo công việc hằng ngày” nên “không để ý”, vì thế “thơ ca không lưu truyền đầy đủ ở đời”.

Lí do thứ ba khiến “thơ ca không lưu truyền đầy đủ được ở đời” có thể cũng có người đã từng sưu tập thơ ca, nhưng vì thấy “trách nhiệm nặng nề, rồi lượng sức mình yếu kém rồi bỏ dở”. Bên cạnh đó, ở nước ta thời xưa, chỉ nhà chùa mới được tự do khắc ván in sách, còn các nhà Nho, nếu như chưa được nhà vua cho phép, thì không được in ra để lưu hành nên cũng góp phần “khiến thơ ca không lưu truyền đầy đủ ở đời”.

Ngoài bốn lí do tác giả đã nêu ra, còn có những lí do khiến thơ ca nước nhà “không lưu truyền đầy đủ ở đời”. Đó là chính sách đồng hóa vô cùng thâm hiểm của phong kiến phương Bắc, chúng cướp phá, đốt vô cùng dã man:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

(Bình Ngô đại cáo)

Không những vậy, triều Minh còn nhiều lần ra lệnh cho bọn Trương Phụ, Hoàng Phúc ra tịch thu, tiêu hủy thứ sách vở và phá hủy bia đá của ta. Chúng còn bắt nhân dân ta phải thay đổi cả phong tục tập quán cho đến cả cách ăn mặc cũng phải theo lối phương Bắc. Phan Huy Chú trong cuốn Lịch triều hiến chương văn tịch chí cho biết giặc Minh không những đã đốt của nhân dân ta hàng núi sách mà còn cướp “mất trên một trăm bộ sách quý giá thời Lí, Trần”.

Xem thêm:  Bình luận câu nói của Tuân Tử: Người khen ta mà khen phải là bạn ta. Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy - Văn mẫu lớp 11

Thơ ca nước nhà không được học tập khiến tác giả “phải than thở” khi học làm thơ “chỉ dựa vào các nhà thơ đời Đường mà thôi, còn thơ văn ta thời Lí – Trần thì không khảo cứu vào đâu được”. Ông vô cùng đau xót trước hiện trạng “một nước văn hiến, trải mấy nghìn năm xây dựng, lẽ nào không có một quyển sách để làm chứng tích, mà phải tìm đọc xa xôi qua thơ ca thời Đường…”. Có thể nói đó là tâm trạng của một con người, một kẻ sĩ giàu tinh thần dân tộc, tự tôn và tự cường cao độ. Phần thứ ba, Hoàng Đức Lương khiêm tốn nói lên quá trình sưu tập chọn lọc sắp xếp… để làm nên Trích diễm thi tập được sáu quyển, vốn biết “công việc thì nặng nề, mà khả năng còn hạn chế…”

Bài Tựa “Trích diễm thi tập” đã thể hiện rõ nét cái tài và cái tâm của Hoàng Đức Lương. Chính ông đã góp phần to lớn vào công việc bảo tồn di sản thơ ca của dân tộc, tô đẹp thêm nền văn hiến Đại Việt với tất cả lòng yêu nước, tự hào.

Bùi Thị Chung

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status