[Văn mẫu học sinh giỏi] Phân tích Hồi thứ mười bốn của Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái

[Văn mẫu học sinh giỏi] Phân tích Hồi thứ mười bốn của Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái

Dàn ý chi tiết

A. Mở bài

– “ Hoàng Lê nhất thống chí” (Ngô Gia văn phái) là tiểu thuyết chương hồi dựng lại một giai đoạn lịch sử của dân tộc. Tác phẩm đạt được nhiều thành tựu xuất sắc trên bình diện nghệ thuật, nội dung.

– Hồi thứ 14 đã xây dựng hình tượng vua Quang Trung thật hào hùng cùng sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh, và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

B. Thân bài 

1. Hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ và nhạy bén

Một người hành động mạnh mẽ, quyết đoán

– Tham khảo ý kiến quần thần, làm lễ tế trời, lên ngôi hoàng đế

– Nghe tin giặc chiếm Thăng Long mà không hề nao núng, hành quân thần tốc. Hai người khiêng võng một người thay nhau đi suốt đêm.

– Trong vòng hơn tháng, làm được rất nhiều việc lớn: “tế cáo trời đất”, lên ngôi và thân chinh cầm quân ra Bắc

Một con người có trí tuệ sáng suốt, có tài chính trị, quân sự, ngoại giao.

– Trí tuệ sáng suốt và nhạy bén trong việc nhận định tình hình địch và ta

  • Quang Trung đã chỉ rõ dã tâm của kẻ thù “mấy phen cướp bọc nước ta, giết dân ta, vơ vét của cải”…
  • Lấy gương trung thần nghĩa sĩ để khích lệ lòng quân
  • Lời dụ vừa thể hiện sự tôn nghiêm, vừa thể hiện lòng nhân từ của nhà vua

– Trí tuệ sáng suốt và nhạy bén trong xét đoán bề tôi:

  • Nhận định tình hình sáng suốt, ban khen kịp thời cho Sở, Lân, Ngô Thì Nhậm

Một con người có tầm nhìn xa trông rộng và tài thao lược hơn người

-Tầm nhìn xa trông rộng:

  • Mới khởi binh nhưng đã khẳng định “phương lược tiến đánh đã tính sẵn”,
  • bàn với Nhậm về quyết sánh ngọai giao sau chiến thắng và kế hoạch 10 năm tới ta hòa bình

– Tài thao lược hơn người: quân đi thần tốc mà vẫn giữ vững kỉ cương, chỉ huy trận đánh hào hùng, khí thế áp đảo kẻ thù

2. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh

Hình ảnh Tôn Sĩ Nghị kiêu căng, chủ quan, không phòng ngự thành Thăng Long ⇒ Tướng bất tài

  • Khi quân Tây Sơn đánh vào, “tướng sợ mất mật”, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp…chuồn trước qua cầu phao”
  • Quân sĩ xâm lược lúc lâm trận thì kinh hoàng,hoảng hốt, xin đầu hàng hoặc bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết….
Xem thêm:  Hãy nói lên cảm nghĩ của mình khi cả xã hội đang tuyên chiến với thuốc lá.

Số phận thảm bại của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân

  • Khi có biến, Lê Chiêu Thống vội vã “chạy bán sống bán chết”, cướp cả thuyền dân để qua sông, luôn mấy ngày chịu đói khát, có người thương tình cho ăn và chỉ đường chạy trốn
  • Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, chúng chỉ còn biết nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt
  • Sang Trung Quốc, y phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống người Mãn Thanh và cuối cùng gửi gắm xương tàn nơi đất khách

⇒ Kết cục tất yếu cho một người đứng đầu đất nước nhưng lại bán nước hại dân

III. Kết bài

– Với cách kể chuyện chân thực, sinh động, khắc họa nhân vật rõ nét qua việc miêu tả hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, tác giả đã làm nổi bật chân dung từng nhân vật mang đặc điểm cá tính riêng biệt

– Liên hệ bài học cho bản thân về lòng yêu nước và tự hào dân tộc

phan tich hoi thu muoi bon cua hoang le nhat thong chi - [Văn mẫu học sinh giỏi] Phân tích Hồi thứ mười bốn của Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái

Phân tích Hồi thứ mười bốn của Hoàng Lê nhất thống chí

Bài văn tham khảo

Nhắc đến tiểu thuyết lịch sử, nếu như người Trung Quốc tự hào về “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung thì người Việt Nam cũng có quyền tự hào về “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô Gia văn phái. Tác phẩm ghi lại một cách chân thực, sinh động một thời kì lịch sử của nước nhà. Trong đó, hồi thứ mười bốn là kết tinh đặc sắc về cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Thành công ấy đã ghi dấu ấn vào lòng bạn đọc về hình tượng người anh hùng oai phong, lẫm liệt: Quang Trung, và bộ dạng thảm bại của bè lũ bán nước và cướp nước.

Vào khoảng những năm cuối thế kỉ XVIII, Lê Chiêu Thống kéo theo 29 vạn quân Thanh do Tôn Sỹ Nghị cầm đầu sang giày xéo nước ta. Khi Tôn Sỹ Nghị chiếm đóng thành Thăng Long, Ngô Văn Sở đã rút quân vê Tam Điệp để phòng ngự.

Trong tình hình đất nước đen tối như vậy, Nguyễn Huệ như một vì sao sáng chói quét qua màm đêm đen đặc. Ngài lên ngôi hoàng đế , “tế cáo đất trời cùng non sông, thần núi”, rồi thân chinh ra Bắc, vừa đi vừa tuyển chọn những chiến binh tinh nhuệ, có tinh thần yêu nước, dám xả thân vì giang sơn gấm vóc.

Xem thêm:  Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thành Hải và 2 khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Quyết đoán, bản lĩnh và vô cùng mạnh mẽ, ngày 30 tháng 1, hoàng đế Quang Trung mở tiệc thiết đãi toàn quân, dự tính này mùng bảy thì tiến đánh vào thành để mở tiệc khao quân. Tài tính toán của nhà vua thật khiến mọi người nể phục.

Lúc xung trận, hình ảnh nhà vua hiện lên với tư thế oai phong, lẫm liệt, hào hùng. Vừa thấy bóng dáng hoàng đế, quân Thanhđã kinh hồn bạt vía, bỏ chạy tán loạn. Bị quan ta truy đuổi, bao vây, lũ giặc “ai nấy đều rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực, khí giới đều bị quân Nam lấy hết”. Trên đà chiến thắng, nhà vua đã sai quân lấy sáu chục tấm ván, ghép liền ba tấm làm một, lấy rơm nước phủ lại, cứ mười người một bức, lưng giắt dao ngắn, cùng với đó là hai mươi người cầm binh khí dàn thành chữ “nhất” tiến vào Ngọc Hồi.

Trước tình thế đó, kẻ thù cố gắng chống cự nhưng vô ích. Chúng dùng những súng ống phun khói làm cho quân ta hoảng loạn nhưng nào ngờ lại tự “gậy ông đập lưng ông” chuốc vạ và thân .Lập tức, Nguyễn Huệ đã sai đội quân khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên phía trước, gươm giáo chạm nhau thì vứt ván xuống đất, lấy dao ngắn mà chém. Trận chiến kết thúc với hình ảnh “quân Thanh thây nằm đầy đống, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại”. Hoàng đế Quang Trung cưỡi voi vào thành Thăng Long để giải phóng toàn dân tộc vào trưa ngày mùng 5 tết Kỷ Dậu.

Trái ngược với khí thế hăm hở, hùng dũng cuẩ quân ta là sự bạc nhược, hèn nhát của kẻ thù. Trước đó, do kiêu căng, chủ quan, coi thường đối thủ, chúng mở tiệc linh đình, không lo phòng ngự. Đến khi chứng kiến đoàn quân mạnh mẽ như “tướng ở trên trời xuống, quân dưới đất chui lên”,  thì từ quân đến tướng đề cuống cuồng, nháo nhào cả lên. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, cứ nhằm hướng Bắc chạy. Sầm Nghi Đống thì thắt cổ tự tử, quân nhà Thanh đều “hoảng hồn, tan tác bỏ chạy” khắp nơi, tranh nhau xô đẩy xuống sông, giẫm đạp lên nhau mà chết. Lê Chiêu Thống cũng vội vã bỏ chạy, cướp thuyền của dân để đi. , luôn mấy ngày chịu đói khát, có người thương tình cho ăn và chỉ đường chạy trốn. Khi đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, chúng chỉ còn biết nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt.  Sang Trung Quốc, y phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống người Mãn Thanh và cuối cùng gửi gắm xương tàn nơi đất khách.  Đó là kết cục tất yếu cho một người đứng đầu đất nước nhưng lại bán nước hại dân.

Xem thêm:  Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình của G.Mác-két là một bài văn nghị luận sinh động.

Lựa chọn các chi tiết hình ảnh tiêu biểu, cách miêu tả chân thực, khách quan, Hồi thứ mười bốn của “Hoàng Lê nhất thống chí” thực sự đã tạc vào lịch sử, tạc vào lòng người hình ảnh một vị hoàng đế trí tuệ mẫn tiệp, quyết đoán, quả cảm, hiên ngang, bất khuất, đối lập với sự hèn hạ, thảm hại của be lũ vua tôi Lê Chiêu Thống và Tôn Sỹ Nghị. Trích đoạn đem đến không khí hào sảng của vinh quang chiến thắng được làm nên không chỉ bởi tài năng xuất chúng của vị hoàng đế đứng đầu vương triều, mà còn bởi tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước của nhân dân.

Mila

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status