[Văn mẫu học sinh giỏi] Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

[Văn mẫu học sinh giỏi] Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả – tác phẩm –nhân vật bà cụ Tứ

Tác giả: Kim Lân là một nhà văn hiện thực có thể xem là con đẻ của đồng ruộng, một con người một lòng đi về với “thuần hậu phong thủy”

Tác phẩm: Tác phẩm đem đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ về bức tranh hiện thực mà ở đó là vẻ đẹp của tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống của những người nông dân nghèo.

Nhân vật bà cụ Tứ đại diện cho lớp người nông dân nghèo.

2. Thân bài

Nội dung phân tích

LĐ1: Bà cụ Tứ với diễn biến tâm trạng đầy biến động khi thấy Tràng dẫn vợ về vào năm đói.

Lúc đầu bà “ngỡ ngàng ngạc nhiên” không tin vào tai mắt mình

Khi hiểu ra cơ sự, bà cụ buồn tủi “vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp con mình”.

Bà cụ Tứ đón nhận con dâu bằng cả một tấm lòng nhân hậu của người mẹ “U cũng mừng lòng … U cũng thương quá”. Bà còn thông càm với hoàn cảnh của người con dâu và đối xử với chị một cách thân tình.

Đó là tâm trạng của bà mẹ nghèo khổ trước việc con trai có vợ giữa lúc cái đói đang hoành hành.

LĐ2: Diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong buổi sáng sau ngày Tràng nhặt được vợ.

Dáng vẻ bên ngoài: Bà cụ Tứ “nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”.

Cùng với nàng dâu, bà cụ xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa. Người mẹ từng trải và nhân hậu ấy đã bằng mọi cách nhen nhóm một niềm vui, niềm hi vọng cho con dâu của mình.

Niềm vui bộc lộ qua lời nói: Bà cụ nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này. Bà dặn Tràng nuôi gà để “chẳng mấy chốc có ngay đàn gà cho mà xem”.

Đặc sắc nghệ thuật

Bằng những chi tiết chân thật, đầy gợi cảm, ngôn ngữ gần gũi với đời sống, Kim Lân đã diễn tả thật tinh tế, phong phú diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ.

Từ đó làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp của người lao động. Họ giàu lòng nhân ái và luôn có niềm tin vào cuộc tươi đẹp.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về vai trò của người thầy

3. Kết bài

Tổng kết nội dung phân tích.

Nêu cảm nhận.

phan tich nhan vat ba cu tu - [Văn mẫu học sinh giỏi] Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ

Bài làm tham khảo

Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã in hằn trong tâm trí nhà văn Kim Lân – một nhà văn hiện thực có thể xem là con đẻ của đồng ruộng, một con người một lòng một dạ hướng về với “thuần hậu phong thủy”. Ngay sau Cách Mạng, ông đã bắt tay vào viết tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”. Đến khi hòa bình lập lại năm 1954, nỗi trăn trở về cuộc sống tiếp tục thôi thúc ông viết tiếp thiên truyện này. Và truyện ngắn “Vợ nhặt” ra đời từ đó. Tác phẩm đem đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ về bức tranh hiện thực mà ở đó là vẻ đẹp của tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống của những người nông dân nghèo. Điều này thể hiện rõ qua hình tượng nhân vật bà cụ Tứ.

Có thể nói rằng nhà văn Kim Lân đã thật xuất sắc khi dựng lên tình huống “nhặt” được vợ của anh Tràng. Tình huống ấy được ví như một cách cửa mở để các nhân vật bộc lộ nét đẹp trong tâm hồn mình. Trong đói khổ người ta sẽ dễ đối xử tàn nhẫn với nhau, nhất là khi miếng ăn của một người chưa đủ thì làm sao có thể đèo bồng thêm người khác. Trong khi đó cô vợ nhặt của Tràng lại là một người đàn bà xa lạ. Nhưng tác giả đã khám phá ra một điều ngược lại ở họ – đó là lòng thương người. Dù nạn đói có thể thảm đến nhường nào thì cũng không thể ngăn cản được ánh sáng của tình thương giữa người với người. Mà ở đây là Tràng, vợ anh và bà cụ Tứ. Riêng ở nhân vật bà cụ Tứ, Kim Lân tỏ rõ ngòi bút vững vàng, già dặn của mình trong bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật.

Trước hết là hình tượng nhân vật bà cụ Tứ với diễn biến tâm trạng đầy biến động khi thấy Tràng dẫn vợ về vào năm đói. Giữa lúc nạn đói đang hoành hành, Tràng – con trai bà cụ, lại dẫn một người đàn bà lạ về làm vợ. Mà trước đó, họ chỉ gặp có hai lần, với mấy câu đùa vu vơ, vài bát bánh đúc, thị theo con trai bà cụ về làm vợ. Việc Tràng có vợ đã gây một chấn động lớn trong tâm thức người mẹ nghèo vô cùng thương con ấy.

Xem thêm:  Tập làm văn 6 đề 23: Kể một câu chuyện tưởng tượng về ba nhân vật

Lúc đầu bà cảm thấy hết sức “ngỡ ngàng ngạc nhiên” đến nỗi không tin vào tai mắt mình nữa. Bà cụ Tứ buồn tủi chỉ biết cúi đầu im lặng. Đó là sự đan xen lẫn lộn giữa nỗi tủi nhục, nỗi lo và niềm vui cứ hòa lẫn vào nhau khiến bà trở nên căng thẳng. Bởi vì bà thương Tràng, như người ta dựng vợ gả chồng cho con cái họ là khi trong nhà ăn nên làm ra. Nhưng còn gia đình bà cụ Tứ thì không được như vậy, bà chỉ biết xót thương cho số kiếp của đứa con trai mình mà thôi.

Không giúp gì được cho con nên bà cũng đành chấp nhận cô con dâu mà bà không tốn xu để cưới cho con bà. Bà thiết nghĩ “người ta có gặp bước khó khăn này, người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có được vợ”. Từ đó, bà cụ đón nhận con dâu bằng cả một tấm lòng nhân hậu của người mẹ “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng…”. Bà còn thông càm với hoàn cảnh của thị và đối xử với chị một cách thân tình. Đó là tâm trạng của bà mẹ nghèo khổ trước việc con trai có vợ giữa lúc cái đói đang hoành hành.

Tiếp theo là diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong buổi sáng sau ngày Tràng nhặt được vợ. Điều thay đổi rõ nhất là ở dáng vẻ bên ngoài Bà cụ Tứ. Bà cụ“nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”. Cùng với nàng dâu, bà cụ xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa. Người mẹ từng trải và nhân hậu ấy đã bằng mọi cách nhen nhóm một niềm vui, niềm hi vọng cho con dâu của mình. Niềm vui bộc lộ qua lời nói, bà cụ nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này. Bà dặn Tràng nuôi gà để “chẳng mấy chốc có ngay đàn gà cho mà xem”. Bà cố gắng tạo niềm vui bằng nồi chè cám – nồi chè mà bà dành dụm chắt chiu để hôm nay có dip đãi con. Tuy không ai nuốt nổi nhưng chắc chắn rằng không ít người đọc phải rơi nước mắt trước tấm lòng cao thượng ấy của người mẹ nông dân nghèo khổ hết lòng vì con. Ở đây nụ cười xen lẫn những giọt nước mắt của hạnh phúc. Bữa cơm gia đình những năm nạn đói hoành hành ấy không khỏi làm ta chạnh lòng mỗi khi nhắc đến.

Xem thêm:  Tả một đồ vật hoặc một món quà có ý nghĩa lớp 5 - Bài văn tả con lật đật, con búp bê

Cảnh sáng hôm sau ở nhà bà cụ Tứ nằm ở phần cuối tác phẩm, là một đoạn văn đặc sắc, góp phần không nhỏ vào thành công của truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. Bằng những chi tiết chân thật, đầy gợi cảm, ngôn ngữ gần gũi với đời sống, Kim Lân đã diễn tả thật tinh tế, phong phú diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ. Để ta thấy rằng chính ở người mẹ nghèo khổ ấy lại thắp lên ngọn lửa của tình thương yêu nhân loại. Trong bóng tối của đói nghèo đang hùng hổ vây quanh, bà cụ Tứ vẫn gieo vào lòng người đọc những niềm tin về cuộc sống tốt đẹp đang chờ đón những ngững dân lao động ở phía trước.Từ đó làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp của người lao động: Họ giàu lòng nhân ái và luôn có niềm tin vào cuộc tươi đẹp.

Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân đã khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ. Và để làm được điều đó, tất cả là nhờ tài năng xây dựng nhân vật hết sức độc đáo và sinh động của nhà văn Kim Lân. Để mỗi khi đọc lại tác phẩm, mỗi chúng ta vẫn  không thể nào ngừng xúc động, bồi hồi trước trước những hoàn cảnh éo le do nạn đói 1945 gây ra cho những người dân lao động lam lũ, cực nhọc.

Nguyễn Thị Thu Huyền

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status