[Văn mẫu học sinh giỏi] Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

[Văn mẫu học sinh giỏi] Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về:

Tác giả: vị trí của Nguyễn Minh Châu trong nền văn học hiện đại Việt Nam cùng tính chất “tuyên ngôn nghệ thuật” mới mẻ qua các sáng tác của nhà văn.

Tác phẩm – nhân vật: viết về những con người đời thường, những số phận bi kịch đang bế tắc. Đặc biệt là nhân vật người đàn bà với cuộc sống đầy ngang trái, bất công, bất hạnh…

2. Thân bài

Khái quát chung

Hoàn cảnh sáng tác: ra đời trong hoàn cảnh xã hội đăc biệt, tác phẩm được sáng tác vào tháng 8/1983.

Xuất xứ: in trong tập truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, năm 1987.

Tóm lược tác phẩm: Truyện kể lại chuyến đi thực tế của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Phùng cùng với những chiêm nghiệm sâu sắc của anh về nghệ thuật và cuộc đời.

Nội dung phân tích

LĐ1: Hoàn cảnh, ngoại hình, số phận – Người đàn bà vô danh.

Người phụ nữ vô danh, trạc ngoài 40 tuổi, thân hình cao lớn, thô kệch.

Từ nhỏ đã là một đứa con gái xấu xí, lại rỗ mặt, kết hôn với anh con trai của một nhà hàng chài giữa phá.

Số phận người phụ nữ bất hạnh.

LĐ2: Phẩm chất, tính cách nhân vật – Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài. 

Vẻ đẹp của một người từng trải sâu sắc: đẹp nhất nhưng đặc biệt nhất

Vẻ đẹp khoan dung, nhân hậu, độ lượng: thiên chức của người phụ nữ.

Vẻ đẹp tình mẫu tử thiêng liêng.

+ Nhẫn nhục, chịu đựng

+ Giàu đức hy sinh, yêu thương con tha thiết

+ Người phụ nữ giàu lòng vị tha, bao dung, sắc sảo và thấu hiểu lẽ đời.

=>“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đã vẽ lên một bức tranh hiện thực mà ở đó hiện lên số phận những con người cả một đời lầm lũi, quẩn quanh với những lo toan của cuộc sống. Họ chính là nạn nhân của nhau

Đánh giá nghệ thuật

Nét độc đáo trong cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu

Nghệ thuật khắc họa nhân vật. Ngôn ngữ kể chuyện …

3. Kết bài

Tổng kết nội dung phân tích.

Nêu cảm nhận.

phan tich nhan vat nguoi dan ba hang chai - [Văn mẫu học sinh giỏi] Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài

Bài làm tham khảo

Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tài hoa của nền văn học hiện đại Việt Nam cùng tính chất “tuyên ngôn nghệ thuật” mới mẻ qua các sáng tác. Nhà văn đã viết lên tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” về những con người đời thường, những số phận bi kịch đang bế tắc, quẩn quanh trong nghèo đói, thất học. Đặc biệt là nhân vật người đàn bà với cuộc sống đầy ngang trái, bất công, bất hạnh.

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất được in trong tập truyện cùng tên, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, năm 1987. Truyện thể hiện rõ phong cách  nghệ thuật “tự sự – triết lý” của Nguyễn Minh Châu. Truyện kể lại chuyến đi thực tế của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Phùng. Trong chuyến đi đó anh đã có cho mình những “chiêm nghiệm” sâu sắc về cuộc đời và con đường nghệ thuật của người một nghệ sĩ chân chính. Khung cảnh sáng sớm trên biển quả là một bức tranh tuyệt bích. Cứ ngỡ anh đã tìm ra chân lý nghệ thuật, nhưng nó đã dập tắt khi chiếc thuyền ngoài xa tiến gần vào bờ. Chỉ vài giây phút trước nó vẫn còn là những giá trị tuyệt mĩ, vậy mà giờ đây Phùng đã phải chứng kiến câu chuyện đau lòng của gia đình làng chài ấy. Trước mắt anh là bóng dáng của một người đàn bà “trạc ngoài bốn mươi tuổi”, thân hình thì cao lớn, gương mặt tái ngắt, có lẽ người đàn bà ấy đã phải thức trắng đêm để kéo lưới.

Xem thêm:  Kể về một cuộc đua xe đạp

Đọc toàn bộ tác phẩm, ta nhận thấy một điều là người đàn bà tội nghiệp ấy không có lấy một cái tên, Nguyễn Minh Châu đã gọi một cách phiếm định, lúc thì gọi là người đàn bà hàng chài, khi thì gọi chị ta, lúc lại gọi mụ. Tuyệt nhiên không phải nhà văn “bí” ngôn ngữ đến mức không thể đặt cho chị một cái tên. Phải chăng điều này nằm trong dụng ý nghệ thuật của tác giả? Cách tác giả gọi tên nhân vật như vậy vừa khái quát lại vừa cụ thể, vừa xác định lại vừa phiếm chỉ. Điều đó như một lời dự báo không lành về một cuộc đời ngang trái, một số phận bất hạnh bị vùi dập giữa cuộc sống bộn bề những lo toan.

Quả thực như vậy, số phận cùng cực, đau khổ của người phụ nữ vùng biển dường như đã được lột tả rõ thông qua người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”. Nguyễn Minh Châu không chỉ miêu tả vẻ bề ngoài của nhân vật người đàn bà hàng chài mà qua ngòi bút thấm đượm giá trị nhân văn của ông đã đem đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về cuộc sống người dân lao động. Ngòi bút tài hoa ấy tựa như một mũi tên lách thật sâu vào từng ngõ ngách cuộc đời để khám phá cho bằng được cái mạch ngầm hiện thực về số phận bất hạnh của người đàn bà hàng chài ấy.

Trước hết hình tượng người phụ nữ hàng chài gây ấn tượng ở vẻ đẹp của một người phụ nữ từng trải. Ngay từ khi còn nhỏ, chị đã là một đứa con gái xấu xí. Đến khi tới tuổi cập kê chị được cha mẹ gả cho anh con trai của nhà hàng chài giữa phá, cũng chính từ đó những sóng gió trong cuộc đời chị đã trỗi dậy. Chị câm nín không một lời van xin trước những trận đòn roi vô cớ của lão chồng vũ phu. Khiến ai biết được cũng phải phẫn nộ và không thể nào cầm được nước mắt vì sức chịu đựng của chị là quá lớn. Nhưng ẩn sâu trong đó là vẻ đẹp khuất lấp của người phụ nữ với vẻ đẹp khoan dung, nhân hậu, độ lượng – thiên chức của người phụ nữ. Chị luôn cam chịu tất cả là vì gia đình.

Xem thêm:  Soạn bài Trí dũng song toàn (VNEN)

Phùng và Đẩu đã là những chiến sĩ, họ từng chiến đấu và đã chiến thắng kẻ thù. Phùng – một người nghệ sĩ chân chính muốn bảo vệ người đàn bà tội nghiệp. Đẩu – một quan tòa muốn lấy lại công bằng về quyền sống của con người. Họ đã tìm cách giải quyết, song họ đã thất bại. Vì sao? Nói như Nguyễn Minh Châu thì là do “cuộc đời vốn đa sự, con người thì đa đoan”. Chính lời giãi bày giản dị nhưng sâu xa của người đàn bà ở tòa án huyện đã khiến Phùng và Đẩu hiểu ra sự thật câu chuyện về cuộc đời của chị. Nó như một lời giải đáp cho Phùng và Đẩu, bởi những giây phút ấy thực sự thấm thía, giúp họ hiểu được nguyên do của những điều tưởng chừng như vô lí trong cách hành xử của người đàn bà hàng chài cam chịu ấy. Chính những lời giãi bày từ gan ruột người đàn bà ấy đã thức tỉnh trong Phùng một chân lí: một người nghệ sĩ chân chính không được phép “dễ dãi” trong việc nhìn nhận hiện thực của đời sống. Phùng đã phát hiện ra bên trong người đàn bà thô kệch ấy là một vẻ đẹp khuất lấp của một người phụ nữ có trái tim nhân hậu-một vẻ đẹp tâm hồn mà không phải ai cũng có thể nhìn nhận ra được. Vẻ đẹp tâm hồn đẹp đẽ ấy hoàn toàn đối lập với bức tranh thiên nhiên trên biển vào lúc sáng sớm. Qua đó người đọc có thể cảm nhận được rằng phía sau cái dáng hình thô kệch, xấu xí của chị hàng chài là cả vẻ đẹp tâm hồn cao thượng ẩn sâu trong đáy lòng của người đàn bà hàng chài này.

Tiếp đó, vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà ấy còn thể hiện ở tình yêu thương con hết mực, đó chính là vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Trong đau khổ,bất hạnh người đàn bà ấy vẫn tìm được cho mình một niềm vui đó chính là những đứa con thân yêu mà chị dứt ruột đẻ ra “Vui nhất là khi nhìn thấy đàn con chúng tôi được ăn noÔng trời sinh ra đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn”. Người đàn bà hóa ra không hề cố chấp cam chịu một cách vô lí mà là người có suy nghĩ thấu đáo mọi chuyện. Ở chị, ta thấy thấp thoáng những phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng của người phụ nữ Việt Nam được gìn giữ tự bao đời: thủy chung, nhân hậu, giàu lòng vị tha, giàu đức hy sinh vì chồng, vì con. Chị là một người phụ nữ giàu lòng vị tha, bao dung, sắc sảo và thấu hiểu lẽ đời.

Xem thêm:  Cảm nhận cái ngông của Nguyễn Công Trứtrong Bài ca ngất ngưởng

“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đã vẽ lên một bức tranh hiện thực mà ở đó hiện lên số phận những con người cả một đời lầm lũi, quẩn quanh với những lo toan của cuộc sống. Họ chính là nạn nhân của nhau, nhưng đống thời, nhìn rộng ra, họ là nạn nhân của hoàn cảnh – một hiện thực nghiệt ngã mà chỉ có Nguyễn Minh Châu mới dám nói lên vào thời điểm sáng tác “nhạy cảm” ấy. Trong đó, người đàn bà hàng chài là nạn nhân chính. Người đàn ông vũ phu ấy vừa là thủ phạm lại vừa là nạn nhân. Còn những đứa con của họ là nạn nhân, và rất có thể chúng sẽ lại là những thủ phạm khác trong tương lai?

Nhờ những nét độc đáo trong cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu và nghệ thuật khắc họa nhân vật. Ngôn ngữ kể chuyện chân thực, tinh tế. Nhà văn như muốn gửi gắm tới người đọc một thông điệp: Trước một hiện thực đời sống phức tạp, trước những số phận còn nhiều éo le, để giải quyết vấn đề này không đơn giản! Người nghệ sĩ muốn phản ánh chân thực cuộc sống cần thay đổi cách nhìn một chiều, phiến diện. Trách nhiệm của người cầm bút, lương tâm của nhà văn để văn chương “cận nhân tình” hơn…

Lối “kết mở” của tác phẩm cũng là một gợi ý của Nguyễn Minh Châu muốn đặt ra: Trước xã hội – nhất là những người có trách nhiệm, cần quan tâm cụ thể, thiết thực mới giải quyết được nạn đói, nạn dốt, và mới đem lại được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, công bằng, dân chủ cho những “con người đời thương” sau khi trải qua một cuộc chiến tranh khốc liệt, đau thương. Không thể say sưa với chiến thắng, càng không thể xa rời thực tiễn trước mắt. Qua đó, Nguyễn Minh Châu không chỉ giúp ta hiểu hơn về sức sống mãnh liệt của người dân hàng chài mà còn phản ánh về bi kịch chung của những người phụ nữ luôn cam chịu vì một mái ấm gia đình trọn vẹn.

Nguyễn Thị Thu Huyền

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status