[Văn mẫu học sinh giỏi] Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi

[Văn mẫu học sinh giỏi] Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Trích dẫn 4 câu thơ :

Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả dập dờn

Mây mờ che đình Trường Sơn sớm chiều…”

2. Thân bài

2.1. Khái quát chung

Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi là hai nhà thơ xuất sắc trong nền thi ca Việt Nam.

Đất nước” của Nguyễn Đình Thi là lòng yêu nước tha thiết, nồng nàn, ý thức độc lập dân tộc…

Đất Nước”của Nguyễn Khoa Điềm được đánh giá là “đã sáng tạo một hình tượng Đất Nước thân quen mà mới lạ trong thi ca Việt Nam… nhà thơ đã khắc họa nên một Đất Nước toàn vẹn, là sự thống nhất của lãnh thổ và văn hóa, của lịch sử và sự sống, một Đất Nước trong không gian tinh thần của người Việt Nam”

2.2. Nội dung phân tích – so sánh

Giống nhau:

Cùng ca ngợi Đất Nước ở vẻ đẹp thiên nhiên, con người, văn hóa và lịch sử

Khác nhau:

Đất nước” của Nguyễn Đình Thi:

Cảm nhận về đất nước theo chiều không gian: mùa thu Hà Nội và mùa thu kháng chiến trong hoài niệm của nhà thơ.

Cảm nhận đất nước theo chiều dài thời gian: với niềm tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất.

=> Nguyễn Đình Thi thì khắc họa hình tượng đất nước đau thương nhưng đầy kiên cường bất khuất.

Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm: có những cảm nhận mới mẻ, sâu sắc về Đất Nước:

Cách nhìn về đất nước cụ thể mà khái quát, bình dị mà lớn lao:

+ Đất nước được hình thành từ những gì bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi người.

+ Đất nước là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc.

Hình tượng đất nước được mở ra ở bề rộng không gian, chiều dài thời gian và ở chiều sâu văn hóa:

+ Bề rộng không gian: gần gũi thân thương với mỗi người, không gian hò hẹn nhớ nhung của tình yêu đôi lứa, không gian mênh mông giàu đẹp của lãnh thổ, không gian sinh tồn thiêng liêng của cộng đồng dân tộc đoàn kết…

+ Chiều dài thời gian: gắn với chiều dài lịch sử, nhân dân bền bỉ kiên cường xây dựng và bảo vệ đất nước.

+ Chiều sâu văn hóa: của một dân tộc có truyền thống dân gian lâu đời.

Cách thể hiện đậm đà màu sắc dân gian: vận dụng phong phú chất liệu văn hóa và VHDG; “Đất nước của nhân dân” trở thành hình tượng trung tâm, gần gũi, giàu sức gợi cảm.

=> Nguyễn Khoa Điềm làm rõ một tư tưởng: Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại.

Lí giải nguyên nhân của sự khác biệt:

Do “văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có” , mỗi nhà văn là một người nghệ sĩ mang phong cách nghệ thuật của riêng mình.

– Do sự chi phối của hoàn cảnh xã hội, văn hóa cũng như điều kiện sáng tác của hai tác phẩm.

3. Kết bài

Tổng kết nội dung phân tích

Nếu cảm nhận

so sanh hinh tuong dat nuoc - [Văn mẫu học sinh giỏi] Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi

Phân tích và so sánh hình tượng đất nước

Bài văn tham khảo

“Đất nước” hai tiếng thiêng liêng ấy đã lắng sâu vào tâm hồn mỗi người con đất Việt. Đất nước chính là ngọn nguồn của mọi cảm hứng thi ca, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã từng thốt lên rằng:

Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả dập dờn

Mây mờ che đình Trường Sơn sớm chiều…”

Và chúng ta còn bắt gặp hình ảnh đất nước “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” trong bài thơ “Đất nước” của ông. Hay hình ảnh “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn” của Nguyễn Khoa Điềm cũng trong bài thơ mang tựa đề “Đất Nước”. Cùng một chủ đề, cùng một tên gọi nhưng hình tượng đất nước trong hai bài thơ lại có những cách thể hiện khác nhau mang dấu ấn phong cách riêng của mỗi nhà thơ.

Xem thêm:  Viết một đoạn văn ngắn tả về trường, lớp em

Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi là hai nhà thơ xuất sắc trong nền thi ca Việt Nam. Nhắc đến hai cái tên này chúng ta không thể không nhớ tới hai bài thơ cùng mang cái tựa “Đất Nước”. Nguyễn Đình Thi để lại cho chúng ta một di sản văn hóa đồ sộ. Cảm xúc bao trùm bài thơ “Đất nước” của ông là lòng yêu nước tha thiết, nồng nàn, ý thức độc lập dân tộc và hình ảnh những người dân từ trong đau thương nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đứng lên giành chiến thắng huy hoàng. Còn trong “Đất nước”của Nguyễn Khoa Điềm được đánh giá là “đã sáng tạo một hình tượng Đất Nước thân quen mà mới lạ trong thi ca Việt Nam… nhà thơ đã khắc họa nên một Đất Nước toàn vẹn, là sự thống nhất của lãnh thổ và văn hóa, của lịch sử và sự sống, một Đất Nước trong không gian tinh thần của người Việt Nam”. Đất nước đẹp, đất nước hào hùng, đất nước gieo vào tâm hồn mỗi người con đất Việt tình yêu và niềm tự hào sâu sắc. Điểm chung trong cách nhìn và cách cảm về đất nước của hai nhà thơ là cùng ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, con người, văn hóa, lịch sử, nhưng tác phẩm của họ mang màu sắc rất riêng và để lại ấn tượng về hình ảnh đất nước cũng rất riêng.

Trong “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi, ông đã  khắc họa hình tượng đất nước đau thương nhưng đầy kiên cường bất khuất. Theo chiều không gian nhà thơ cảm nhận về mua thu của đất nước. Bài thơ mở ra bắt đầu từ một sáng mùa thu ở chiến khu Việt Bắc. Ấy là một sáng thu với tiết trời mát lành, trong trẻo và thoảng hương cốm mới:

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới”

Đó là hương vị quen thuộc khơi nguồn cho cảm hững về mùa thu và suy ngẫm về đất nước. Đó chính là nét đặc trưng của mùa thu Hà Nội:

“Ra đi nhớ cốm làng Vòng

Nhớ rau Nam Phổ, nhớ trầu chợ Dinh”

Vậy là tín hiệu vào thu không còn là những hình ảnh ước lệ tượng trưng như: ngô đồng rụng, sen tàn, giếng ngọc… mà thay vào đó là một hương vị dân dã quen thuộc từ ngàn đời – hương cốm mới. Bức tranh thu Hà Nội hiện lên đẹp với cái rét se lạnh đầu mùa, những con phố dài hay những âm thanh nhẹ “xao xác hơi may” … nhưng lại đượm buồn vì đó là mùa thu bước vào cuộc kháng chiến nên mùa thu đẹp dưới cái nhìn của tác giả có chút xao xuyến, bâng khuâng.

Vẫn là không gian mùa thu nhưng tác giả chuyển sang cảm nhận đất nước của mùa thu kháng chiến. Mùa thu ấy với tấm áo mới tươi đẹp, với ngọn gió mát lành mạnh mẽ đang náo nức, say mê trong niềm vui lớn của cả dân tộc. Mùa thu nay con người đang lặng lẽ giã từ những phố dài hưu quạnh của Hà Nội tạm chiếm bay lươnk giữa một không gian thoáng rộng của đồi núi, của trời xanh bát ngát.

Xem thêm:  Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đững vui nghe giữa núi đồi”

Từ sự cảm nhận theo chiều không gian với hai mùa thu của đất nước, tác giả đã chuyển sang cảm nhận đất nước theo chiều dài thời gian với niềm tự hào về truyến thống anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam.

“Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là cảu chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa…”

Nguyễn Đình Thi nhắc đến thiên nhiên Việt Nam tươi đẹp với niềm tự hào vô bờ trong cụm từ sở hữu: “chúng ta”. Đất nước trù phú, cảnh vật thanh bình được cảm nhận trong cặp mắt của những con người vừa trải qua cuộc chiến đấu gian khổ để chiến thắng. Đó là bầu trời xanh trong mát, lá rừng vàng biển bạc phong phú về tài nguyên, là những cánh cò bay thẳng cánh, với những dòng sông đỏ nặng phù sa đang ngày đêm bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ…

Khác với Nguyễn Đình Thi,  trong “Đất Nước” của mình, Nguyễn Khoa Điềm lại làm rõ một tư tưởng: Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại. Từ đó đem đến cho người đọc những cảm nhận mới mẻ, sâu sắc về Đất Nước. Trước hết là ở cách nhìn của nhà thơ về đất nước vừa cụ thể mà khái quát, vừa bình dị mà lại lớn lao. Đất nước được hình thành từ những gì bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi người:

“ Đất Nước bắt đầu với miềng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên…”

Phải chăng khởi thủy của đất nước là văn hóa được kết tinh từ tâm hồn và tính cách anh hùng của con người Việt Nam? Ở đây hình ảnh “miếng trầu” đã là một hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ từng xuất hiện trong các câu truyện cổ tích, ca dao hay tục ngữ. Bởi lẽ, miếng trầu ấy chính là hiện thân của tình yêu thương, lòng thủy chung của tâm hồn dân tộc. Từ truyền thuyết dân gian đến các tác phẩm thơ văn hiện đại, cây tre đã trở thành một biểu tượng cho sức mạnh tinh thần dân tộc quật cường đánh giặc cứu nước và giữ nước. Đất nước là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc.

Tiếp đó là hình tượng đất nước được mở ra ở bề rộng không gian, chiều dài thời gian và ở chiều sâu văn hóa. Nếu như ở bề rộng không gian hình ảnh đất nước hiện lên gần gũi, thân thương với mỗi người, không gian hò hẹn nhớ nhung của tình yêu đôi lứa, không gian mênh mông giàu đẹp của lãnh thổ, không gian sinh tồn thiêng liêng của cộng đồng dân tộc đoàn kết…Thì ở chiều dài của thời gian đất nước lại gắn liến với chiều dài lịch sử, khi mà nhân dân ta bền bỉ kiên cường xây dựng và bảo vệ đất nước:

“Em ơi em

Hãy nhìn rất xa

Vào bốn nghìn năm Đất Nước

Năm tháng nào cũng người người lớp lớp

Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta

Cần cù làm lụng

Khi có giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuôi cá cùng con…”

 Còn ở chiều sâu văn hóa đất nước lại được cảm nhận từ những truyền thống dân gian có từ lâu đời:

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái…”

Cách thể hiện của Nguyễn Khoa Điềm đậm đà màu sắc dân gian. Ông đã vận dụng phong phú chất liệu văn hóa và văn học dân gian để “Đất nước của nhân dân” trở thành hình tượng trung tâm, gần gũi, giàu sức gợi cảm. Qua cách cảm nhận về hình tượng đất nước của tác giả, ta thấy thêm một cái nhìn mới mẻ về đất nước: đó là sự hội tụ, kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân Việt Nam và nhân dân mới là người làm ra đất nước.

Xem thêm:  Cảm nhận 13 câu thơ đầu trong bài thơ Vội Vàng

Nếu như trong bức tranh đất nước giàu đẹp của Nguyễn Đình Thi chú trọng nhiều đến nét đẹp của cảnh vật của mùa thu Hà Nội và mùa thu kháng chiến. Thì thiên nhiên đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại mang vẻ đẹp bắt nguồn từ con người, qua bức tranh cảnh vật đẻ khẳng định tinh thần anh hùng, bất khuất của con người. Sở dĩ có sự khác biệt trong cách cảm nhận của hai nhà văn là do “văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có” , mỗi nhà văn là một người nghệ sĩ mang phong cách nghệ thuật của riêng mình. Thơ Nguyễn Đình Thi giàu nhạc tính và có cả sự sâu sắc của tư duy triết học. Còn thơ Nguyễn Khoa Điềm hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. Ngoài ra còn do sự chi phối của hoàn cảnh xã hội, văn hóa cũng như điều kiện sáng tác của hai tác phẩm. Nguyễn Đình Thi làm thơ từ những năm của cuộc kháng chiến chống Pháp. “Đất nước” là một thi phẩm xuất sắc, tiêu biểu nhất cho sự nghiệp thơ ca của ông trong thời kì đó. Còn Nguyễn Khoa Điềm lại thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.. “Mặt trường khát vọng”(1971) là bản trường ca xuất sắc viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ miền Nam với đất nước, nhân dân.

Tóm lại, qua những phân tích và so sánh trên từ hai thi phẩm có cùng tựa đề – “Đất Nước” của hai nhà thơ Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm ta càng thấm thía tấm lòng yêu nước sâu sắc, lòng tự hào dân tộc được truyền lại từ ngàn đời. Đất nước có từ thời cha ông ta và nó còn tồn tại được đến ngày nay là nhờ công của những người đi trước đã giữ gìn. Từ tình yêu với quê hương đã hình thành nên trong mỗi người tình yêu với đất nước. Do vậy, mỗi chúng ta phải ý thức được trách nhiệm to lớn của mình với Tổ quốc, với nhân dân.

Nguyễn Thị Thu Huyền

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status