Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng

Bài làm

Tây Tiến của tác giả Quang Dũng được biết đến là một bản anh hùng ca ca ngợi những người anh hùng trong kháng chiến chống Pháp. Bài thơ Tây Tiến mang một vẻ đẹp bi tráng nhưng lại thật hào hoa, lãng mạn tái hiện lại cả một thời kỳ hào hùng thuở nào.

Bài thơ Tây Tiến chính là một nỗi nhớ da diết của tác giả Quang Dũng. Tác giả nhớ về biết bao nhiêu kỷ niệm đẹp về người lính, trong bài thơ thể hiện rõ nét. Hay còn có những câu thơ thể hiện được vẻ đẹp của người lính trong đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Khi đọc đoạn thơ, khung cảnh chiến trường Tây Bắc núi non hùng vĩ như hiện ra ngay trước mắt người đọc một khoảng không gian vô cùng hùng vĩ. Tác giả Quang Dũng đã tài tình vẽ ra được một bức tranh hiện thực về môi trường khốc liệt mà những người lính Tây Tiến khi xưa phải đối mặt. Biết bao nhiêu khó khăn, gian khổ cũng như bệnh tật hoành hành. Địa bàn hoạt động ở nơi rừng thiêng nước độc, ở đó có núi cao vách đứng trùng trùng, điệp điệp và hiểm trở. Tất cả như cứ rình rập đòi mạng người. Thông qua đó ta nhận thấy được điều kiện sống của những người lính rất khắc nghiệt và nguy hiểm. Có thể thấy được một trong những căn bệnh đáng sợ nhất luôn đe dọa người lính đó là bệnh sốt rét. Căn bệnh sốt rét làm người lính Tây Tiến không mọc tóc. Quang Dũng đã sử dụng cách nói giảm nói tránh thật hài hước. Với cách nói này đã cho ta thấy tinh thần lạc quan hết mực của người lính Tây Tiến cho dù trong hoàn cảnh khó khăn.

Xem thêm:  Phân tích tâm trạng của Hồ Xuân Hương trong Tự Tình 2

cam nhan ve bai tho tay tien - Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến

Những căn bệnh sốt rét cũng làm nước da người lính lúc này cũng lại trở nên xanh xao. Tuy bệnh tật dày vò là thế nhưng những người chiến sĩ Tây Tiến cũng cứ vẫn giữ một tinh thần chiến đấu quật cường. Ở họ cũng cứ vẫn quắc thước hiên ngang, xung trận đánh giáp lá cà khiến cho quân địch phải hoảng sợ. Rồi Quang Dũng như đã điểm mặt người lính Tây Tiến trông “dữ oai hùm”, gương mặt đó nổi bật lên trong màu xanh lá, thực sự đây là một dấu ấn đau thương trong kháng chiến chống Pháp.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Có biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu gian khổ và ác liệt thế, những người lính Tây Tiến cũng cứ mộng mơ đúng như chất lãng mạn của những người thanh niên trẻ. Hình ảnh:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đây chắc chắn là giấc mộng dệt nên từ ý chí giết giặc đuổi thù, đồng thời như đã mang lại bình yên độc lập cho dân tộc. Tất cả họ cũng đã dùng đôi mắt trừng trừng của mình như mở to anh dũng chiến đấu với kẻ thù. Điều này cũng đã thể hiện được ý chí mạnh mẽ thề sống chết với lũ xâm lược nước ta. Hình ảnh đôi mắt của người lính như luôn thao thức nhớ về quê hương Hà Nội. Người lính Tây Tiến mơ về một dáng kiều thơm trong mộng trong mơ. Những người lính không chỉ biết cầm súng cầm gươm để đi theo tiếng gọi của đất nước mà người lính còn rất hào hoa, giàu tình cảm trong cuộc sống. Biết bao nhiêu gian khổ, bao nhiêu thiếu thốn ngay cả khi tính mạng bị đe dọa thì trái tim của họ dường như cứ vẫn nhung nhớ về vẻ đẹp của Hà Nội. Họ là các chàng trai hào hao, xếp bút nghiêng để nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc. Nơi mà người lính nhung nhớ về chính là những ngôi nhà, những con đường hoa sữa thơm lừng, hay còn đó cả hình bóng kiều diễm thướt tha của người con gái Hà thành.

Xem thêm:  Học vấn không có quê hương nhưng người có học vấn phải có Tổ quốc

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Thông qua khổ thơ này ta nhận thấy được chính nét bi tráng của người lính Tây Tiến, tất cả như đã thể hiện thật rõ nét qua những câu thơ trên. Những người lính chính họ cũng đã ra đi, cầm súng bảo vệ đất nước. Người lính như đã ngã xuống nhưng trong tư thế anh hùng, bất khuất. Người lính Tây Tiến hi sinh đã khiến cho ta cảm thấy thật xót thương và kính phục biết bao. Quang Dũng sử dụng câu thơ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Câu thơ được vang lên như một lời thề kiên trung của biết bao thế hệ khi ra đi vì tiếng gọi của quê hương đó là: Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Hình ảnh người lính vừa ngang tàn mà cũng vừa cao đẹp đã trở thành một biểu tượng đẹp cho bài thơ Tây Tiến. Ở nơi núi rừng Tây Bắc hoang vu hẻo lánh ấy có bao nhiêu mồ viễn xứ mà còn cứ nằm “rải rác” đến ghê người. Người lính hi sinh mà chỉ có “áo bào thay chiếu” để che thân xác các anh nhưng Tổ quốc và nhân dân đời đời ghi nhớ công ơn to lớn của người lính. Tuy các anh có “về đất” nhưng lại về một cách an nhiên, thanh thản. Người lính về với quê hương về với đất mẹ, thêm với đó là tiếng thác của con sông Mã cứ gầm lên giống một lời khóc bị thương, bi tráng thật thiêng liêng và cao cả.

Xem thêm:  Cảm nhận về truyện ngắn Chiếc Thuyền Ngoài Xa

Với những vần thơ hay và cảm động qua ngòi bút nhà thơ tài hoa Quang Dũng đã chạm đến trái tim người đọc. Mỗi người chúng ta không ai là không cảm phục con người những chiến sĩ và tinh thần chiến đấu của các anh lính bộ đội cụ Hồ. Trong mỗi con người Việt Nam ta luôn tự hào và biết ơn những người lính của thế hệ đi trước và đau thương cho sự hy sinh thầm lặng mà cao cả ấy.

Thông qua bài thơ Tây Tiến đã khắc tạc một tượng đài hùng vĩ uy nghiêm về những người lính Tây Tiến dũng cảm can trường. Hình ảnh những người lính Tây Tiến luôn luôn sẵn sàng chiến đấu và hy sinh cho nền độc lập dân tộc. Bài thơ Tây Tiến sẽ mãi là khúc tráng ca đặc sắc khi nói về người lính trong kháng chiến.

Minh Tân

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status