Soạn bài Vận nước (Quốc tộ) đầy đủ hay nhất lớp 10

Vào thời nhà Tiền Lê dựng nghiệp, Vua Lê Ðại Hành rất kính trọng một vị Thiền Sư tên Pháp Thuận, thường không gọi tên, chỉ gọi Ðỗ Pháp sư và đem việc soạn thảo văn thư giao phó cho sư. Người này được mệnh danh là vị sư mà nói ra lời nào cũng phù hợp với sấm ngữ. Ông cũng là một nhà thơ nhưng đời sau lưu truyền lại lại chỉ có một bài thơ duy nhất mang tên “Quốc tộ”. Đây là bài thơ mà ông dùng để trả lời ngắn gọn câu hỏi mà Lê Đại Hành hỏi ông về “vận nước”, bài thơ mang tên “Vận nước” (Quốc tộ). Trong chương trình ngữ văn lớp 10 chúng ta sẽ đến với bài thơ này. Sau đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Vận nước (Quốc tộ) đầy đủ hay nhất lớp 10 tại Tapchivanmau.com để các bạn tham khảo và tìm hiểu về bài Vận nước (Quốc tộ).

Soạn bài Vận nước (Quốc tộ) lớp 10

I. Tìm hiểu chung về bài Vận nước

1. Tác giả:

  • Pháp Thuận (914-990) tên thật là Đỗ Pháp Thuận, là thiền sư, sư trụ trì ở Chùa Cổ Sơn, làng Thừ, quận Ải.
  • Không biết ông là người ở đâu. Sư họ Ðỗ, học rộng, thơ hay, có tài giúp vua, hiểu rõ việc nước.
  • Từ nhỏ đã xuất gia, thờ Thiền sư Phù Trì chùa Long Thọ làm thầy. Sau khi đắc pháp, sư nói ra lời nào cũng phù hợp với sấm ngữ.
Xem thêm:  Soạn bài Khe chim kêu (Điểu minh giản) đầy đủ hay nhất lớp 10

2. Tác phẩm:

  • Đây là bài thơ của ông dùng để trả lời câu hỏi của Lê Đại Hành về “vận nước”.

II. Hướng dẫn Soạn bài Vận nước (Quốc tộ) lớp 10

Câu 1 trang 139 SGK văn 10 tập 1

Tác giả so sánh “Vận nước như dây mây leo quấn quýt” nhằm diễn tả:

  • Sự quấn quýt của dây leo vừa nói lên sự bền chặt, vừa nói lên sự dài lâu, sự phát triển thịnh vượng của đất nước.
  • Dây leo dẻo, mềm nhưng bền bỉ ý muốn nói dân ta lấy nhu thắng cương, là một quốc gia có sức mạnh nội tại vô cùng mạnh mẽ.

Câu 2 trang 139 SGK văn 10 tập 1

Cảm nhận về:

  • Hoàn cảnh đất nước: Sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc đất nước ta bắt đầu bước vào thời kì ổn định. Vua Lê Đại Hành muốn xây dựng một vương triều phong kiến hùng cường.
  • Tâm trạng: Lạc quan, tin tưởng vào sự phát triển trong tương lai của đất nước.

Câu 3 trang 139 SGK văn 10 tập 1

Đọc tiểu dẫn để hiểu nội dung hai chữ vô vi, sau đó thử giải thích vì sao tác giả lại khẳng định “Vô vi trên điện các – chốn chốn dứt đao binh”:

  • Đây là hai câu thơ nói về đường lối trị quốc mà cụ thể, chỉ cô đọng lại ở hai chữ: “vô vi”. Hai từ này cần được hiểu theo tinh thần của Nho giáo, “vô vi” tức là người lãnh đạo (vua) cần lấy đức để trị, dùng đức của mình để nhân dân quy thuận, có như vậy thì mới tránh được việc đao binh, gây chiến loạn, đất nước mới thái bình, nhân dân mới no ấm.
Xem thêm:  Viết bài văn tưởng tượng 10 năm sau em đã thực hiện được ước mơ của mình?

Câu 4 trang 139 SGK văn 10 tập 1

  • Hai câu thơ cuối phản ánh truyền thống yêu chuộng hòa bình- truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam.

Nguồn Internet

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status