Phân tích tác phẩm Hai Đứa Trẻ của nhà văn Thạch Lam

Đề bài: Phân tích tác phẩm Hai Đứa Trẻ của nhà văn Thạch Lam

Bài làm

Thạch Lam được biết đến chính là một gương mặt khá nổi tiếng trong nhóm Tự lực văn đoàn. Tác phẩm của ông mang đậm chất trữ tình. Dễ thấy các tác phẩm của ông thì ông không đi sâu để tạo dựng những tình huống truyện éo le, mang tính gay cấn và cũng không hề có những xung đột những mâu thuẫn mà nó cứ nhẹ nhàng, tâm tình mà thủ thỉ. Tác phẩm “Hai đứa trẻ” chính là một tác phẩm như thế.

Người đọc cũng có thể nhận thấy được “Hai đứa trẻ” chính là câu chuyện về một ngày thường như bao ngày tháng khác ở một phố huyện. Nơi phố huyện được miêu tả trong chuyện chính là vào thời điểm bắt đầu truyện là cảnh chợ chiều vừa tàn. Tất cả các chi tiết như được Thạch Lam miêu tả khá khéo léo nhân vật Liên và An dọn hàng và bắt đầu ngồi chờ đợi chuyến tàu đêm. Thực sự rằng chính cuộc sống của chị em Liên và có cả những người dân nơi phố huyện nơi đây như cứ mờ nhạt và lầm lũi bởi như cái tối đãn bao phủ hết. Và hai chị em Liên như luôn mong chờ cũng như khao khát được nhìn ngắm đoàn tàu sáng rực và huyên náo. Đoàn tàu như mang đến một thế giới như thật đẹp, thật sáng và huyên náo, mang một chút gì mới mẻ hơn đến với phố huyện tù túng này. Thực sự tác phẩm “Hai đứa trẻ” dường như cứ dung dị, đời thường và nó đặc biệt hơn đó là không tô vẽ và một lối kể chuyện như tâm tình, một lời thủ thỉ thật đặc sắc đã tạo lên giọng điệu đậm chất Thạch Lam.

Trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” thì Thạch Lam lại dành tình cảm và luôn luôn chú ý miêu tả tâm trạng của cô bé Liên. Có thể nhận thấy được chính những cảnh vật cũng được nhìn bằng ánh mắt của Liên. Cô bé Liên được xây dựng lên mà một nhân vật trung tâm của truyện. Dễ nhận thấy được câu chuyện như một dòng tâm trạng của nhân vật Liên vật. Đó chính là từ khi chứng kiến cảnh chiều xuống đến khi chuyến tàu đêm đi qua thì đều thấm đẫm cảm xúc của nhân vật Liên. Và không sai chút nào khi có thể nói nhân vật Liên đó là thuộc loại nhân vật trữ tình trong văn xuôi.

Xem thêm:  Giáo án theo chủ đề :Truyện hiện đại Việt Nam lớp 11

Phân tích tác phẩm Hai Đứa Trẻ

Thạch Lam đã thông qua những cảm xúc của Liên về cảnh vật và cuộc sống xung quanh để có thể thể hiện một nỗi buồn thấm thía và sâu sắc về số phận con người. Không khó để nhận thấy được nỗi buồn của cô bé Liên cứ tăng tiến dần theo sự muộn dần của đêm. Đó cũng chính là khi chợ tàn và khi nhìn cảnh chiều đến, một buổi chiều êm như ru của phố huyện thì kusc này đây trong lòng Liên man mác buồn mà không rõ nguyên nhân. Chẳng mấy chốc bóng đêm bao trùm phố huyện, miêu tả bức tranh phố huyện như hiện ra vô cùng đơn sơ và đơn điệu biết bao nhiêu. Cảnh chợ thì tiêu điều và xơ xác lắm, thế nhưng Liên và An háo hức chờ đợi chuyến tàu để như mong muốn được gặp lại chút ánh sáng của những ngày còn được sống sung túc xưa kia. Hình ảnh chuyến tàu là nơi gửi gắm niềm hi vọng hàng đêm của chị em Liên và đối với cả những người dân phố huyện này. Đoàn tàu luôn mang lại cho phố huyện tù túng, nghèo khó này một luồng ánh sáng mới dù chỉ trong chốc lát như cũng để họ có thể thoát ra khỏi sự yên ả đến ghê sợ của đêm dù chỉ một chút thôi.

Trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam thì chính hình ảnh của chuyến tàu mang đến chút sôi động trong tích tắc thế nhưng cũng đã đủ tăng thêm cái ảm đạm và sự tĩnh mịc của phố huyện về đêm với những kiếp người lầm lũi và nghèo khó. Không dừng lại ở đó thì nhà văn Thạch Lam cũng đã thông qua được diễn biến nội tâm của nhân vật, nhà văn đã thể hiện thật sâu sắc được chính tấn bi kịch tinh thần của những con người nhỏ bé nơi phố huyện này. Và ở đó có những kiếp người nhỏ bé vô danh nơi phố huyện nhỏ lại rất dễ khiến cho người ta lãng quên được. Thông qua tâm trạng của Liên mà nhà văn Thạch Lam có thể nói được tâm trạng chung của bao người dân phố huyện cũng đang phải sống trong bế tắc.

Xem thêm:  Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu

Trong “Hai đứa trẻ” thì người ta nhận thấy được chính giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm độc đáo này cũng lại còn được thể hiện ở nghệ thuật lựa chọn và sáng tạo chi tiết của tác giả Thạch Lam. Tác giả cũng đã chọn những chi tiết có sức gợi tả độc đáo và pha trộn với đó cũng chính là những thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản mà Thạch Lam cũng đã khắc họa thành công trong khung cảnh của nơi phố huyện nghèo nào. Nhà văn miêu tả sự nghèo khó như để thương những kiếp người nhỏ bé nơi phố huyện.

Sử dụng nghệ thuật lựa chọn chi tiết còn được thể hiện khi miêu tả cảnh đêm của phố huyện hiện ra đầy ám ánh. Nhà văn Thạch Lam cũng thật tinh tế khi ông cũng đã dùng ánh sáng để miêu tả bóng tối. Lời văn nhẹ nhàng mà cũng thật tài tình biết bao nhiêu khi tác giả đã khắc và vẽ lên một bức tranh đầy sức gợi về một phố huyện nghèo. Chính hiện thực thì nghèo khó, không gì hứa hẹn ở tương lai, những con người nhỏ bé ấy cứ lầm lũi và cũng không ngừng hi vọng được đổi đời. Vfa những ước mơ của họ như được gắm gửi vào chuyến tàu đêm với một luồng ánh sáng phù hoa cho dù là ánh sáng đó tan biến trong chốc lát và lại để cho phố huyện có màu đen như đặc quanh lại bao phủ. Thạch Lam thêm một lần nữa để có thể khẳng định sự bất diệt của khát vọng, ước mơ vào tương lai của con người cho dù khó khăn.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 11: Lưu biệt khi xuất dương

Tóm lại tác phẩm “Hai đứa trẻ” cũng đã đã thể hiện được sâu sắc tình thương yêu vô bờ và sự trân trọng của nhà văn Thạch Lam đối với những thân phận nhỏ bé trong xã hội. Tác phẩm bới cốt truyện nhẹ nhàng nhưng giá trị thật sâu sắc và thấm thía luôn mang lại dấu ấn trong lòng bạn đọc chúng ta ngày hôm nay và mai sau nữa.

Minh Nguyệt

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status